(ANTV) - Kinh tế của nhiều hộ gia đình ở Pakistan đang gặp khó khăn khi quốc gia Nam Á này chưa hoàn toàn hồi phục sau thảm họa lũ lụt năm 2022 và ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh này, hàng triệu trẻ em tại Pakistan đang không được đi học, thay vào đó, các em phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình giảm áp lực kinh tế. Những hình ảnh khiến nhiều người đau lòng và là hồi chuông thúc giục những nỗ lực lớn hơn nữa, từ chính phủ, cộng đồng quốc tế, hỗ trợ Pakistan và những trẻ em thiệt thòi ở quốc gia này.
Vào một buổi sáng tại thành phố Karachi, Pakistan, thay vì đến trường như các bạn đồng trang lứa, em Tahir Abbas lại đến học việc trong một xưởng cơ khí. Tuy nhiên, Tahir còn quá nhỏ để hiểu việc không đi học khiến em đánh mất những cơ hội gì trong tương lai.
Em Tahir Abbas, lao động trẻ em: Điều kiện gia đình em vốn không tốt, hơn nữa, cha bảo em rằng việc học hành chẳng thu được lợi gì. Tốt nhất là em nên đi học nghề. Vì vậy, mỗi buổi sáng, em đến làm việc trong một xưởng cơ khí gần nhà và học hỏi kinh nghiệm từ ông chủ xưởng.
Abbas cùng vài đứa trẻ khác trạc tuổi em sẽ đứng xem ông chủ làm việc như thế nào, thực hành sau đó nghỉ tay ăn trưa, buổi chiều lại tiếp tục công việc như ban sáng. Đến cuối ngày, các em được trả tiền dựa theo khối lượng công việc đã hoàn thành trong ngày.
Câu chuyện của Abbas cũng là tình trạng chung trong các gia đình nghèo khó ở Pakistan. Thay vì đến trường, phụ huynh muốn con đi làm kiếm tiền để phụ giúp gia đình.
Anh Muhammad Nasir, bố của Tahir Abbas bày tỏ: Tôi muốn hai con trai được đi học nhưng tôi không đủ khả năng. Giáo dục và mọi thứ liên quan đến giáo dục đều rất đắt đỏ. Làm thế nào tôi có thể cho con cái học hành đến nơi đến chốn?
Trong những năm gần đây, Chính phủ Pakistan đã cố gắng ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em, vốn ngày một gia tăng nhưng gặp phải nhiều khó khăn, trong đó có các vấn đề liên quan đến luật hiện hành.
Luật pháp Pakistan quy định, việc sử dụng lao động trẻ em là bất hợp pháp. Đối tượng tuyển dụng trẻ em làm việc sẽ đối mặt nguy cơ bị phạt tù đi kèm khả năng phải nộp khoản tiền phạt lớn.
Bà Shamim Mumtaz, cựu Bộ trưởng Bảo vệ Trẻ em cho biết: Chúng tôi đã yêu cầu các nhà máy, nhà xưởng không tuyển dụng lao động trẻ em nhưng cần hiểu rằng, thực tế rất khác. Trừ khi đất nước có thể xóa bỏ đói nghèo, nếu không sẽ không thể chấm dứt tình trạng lao động trẻ em.
Bà Asiya Arif, Tổ chức Bảo vệ Trẻ em Pakistan cho biết thêm: Tôi nghĩ mấu chốt nằm ở việc Pakistan có luật cấm lao động trẻ em, tuy nhiên việc giám sát và thực thi luật còn rất lỏng lẻo. Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động trẻ em để giảm gánh nặng kinh tế là lựa chọn mất nhiều hơn được. Các em tạo ra thu nhập thấp hơn nhiều so với người lớn. Bên cạnh đó, các em phải làm những công việc độc hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia, lao động trẻ em là hậu quả của khủng hoảng kinh tế-xã hội. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn khiến nhiều gia đình chẳng có nhiều lựa chọn. Uớc tính có hàng triệu trẻ em ở hoành cảnh tương tự như cậu bé Tahir Abbas tại quốc gia Nam Á này.
Anh Sadiq Ali, chủ xưởng cơ khí bày tỏ: Rất nhiều trẻ em Pakistan quanh đây bắt đầu từ việc đi làm thuê và giờ chúng đã có cửa hàng riêng trong khu chợ này. Tôi cũng bắt đầu từ học việc. Bây giờ, mọi người có thể thấy tôi đã sở hữu cửa hàng riêng của mình. Những đứa trẻ tìm đến tôi học hỏi đều muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sự nghèo đói khiến các thế hệ ở đây bị cuốn vào những vòng tròn luẩn quẩn. Và cứ thêm một người không đi học, vòng tròn này còn kéo dài mãi./.
(ANTV) - Giữa bộn bề của cuộc sống, những câu đẹp về nghĩa cử nhân văn, việc làm tử tế sẽ làm cho mỗi chúng ta cảm nhận rõ hơn những điều trân quý từ cuộc sống. Những ngày qua đã có rất nhiều ví dụ - là minh chứng cụ thể về lòng tốt được chia sẻ trên mạng xã hội, qua đó lan tỏa đi thông điệp về lòng tốt vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống, truyền cảm hứng trong cộng đồng và tạo ra sự đoàn kết, tình yêu thương giữa con người và con người.
(ANTV) - Tai nạn giao thông liên quan đến học sinh đang là vấn đề nhức nhối và để lại những hậu quả nặng nề đối với cá nhân các em, gia đình và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông thương tâm, trong đó có việc người lớn giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển.
(ANTV) - Tối 23/11, lãnh đạo Công an phường Đề Thám (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) xác nhận, có một nam thanh niên trên địa bàn tự dùng dao đâm vào bụng mình.
(ANTV) - Nạn chó thả rông luôn gây bất an đối với mọi người. Không ít vụ việc chó dữ thả rông cắn người gây thương tích, thậm chí gây chết người như vụ việc cháu bé 5 tuổi ở thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã bị 2 con chó béc giê tấn công, cắn dẫn đến tử vong mới đây tiếp tục là lời cảnh báo về mối nguy hại tiềm ẩn đối với chó thả rông.
(ANTV) - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký liên minh quân sự này, ông Mark Rutte, đã có cuộc gặp với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida của Mỹ, nhằm thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.
(ANTV) - Chính phủ Nam Phi vừa tuyên bố tình trạng gia tăng số ca ngộ độc thực phẩm dẫn tới cấp cứu và tử vong trong thời gian gần đây là “thảm họa quốc gia”.
(ANTV) - Tối 23/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu.
(ANTV) - Chiều 23/11, một vụ cháy đã xảy ra tại nhà dân trên địa bàn phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Rất may mắn, lực lượng chức năng đã kịp thời có mặt giải cứu an toàn 7 người trong đám cháy.
(ANTV) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Brooke Rollins, 52 tuổi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Nước Mỹ trên hết, làm Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ (USDA) - một trong những cơ quan liên bang có quy mô lớn nhất. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, bà Rollins sẽ là người phụ nữ thứ 2 lãnh đạo USDA, chịu trách nhiệm quản lý gần 100.000 nhân viên.
(ANTV) - Chính phủ Australia vừa đệ trình một dự luật lên Quốc hội nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và đề xuất mức phạt lên tới 32 triệu USD đối với các nền tảng mạng xã hội vi phạm có tính hệ thống. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng, liệu quyết định này là một lựa chọn đúng đắn hay một con dao hai lưỡi, khi còn quá nhiều tranh cãi xung nó.