(ANTV) - "Cô dâu mùa mưa" là một cách gọi về tình trạng tảo hôn do biến đổi khí hậu ở Pakistan. Sở dĩ như vậy là vì thời tiết khắc nghiệt đang đẩy nhiều gia đình ở nước này lâm vào tình cảnh khó khăn về kinh tế, làm nảy sinh giải pháp gả con gái đi sớm để đổi lấy tiền. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã báo cáo về những bước tiến đáng kể trong việc giảm tỷ lệ hôn nhân trẻ em nhưng bằng chứng cho thấy thời tiết cực đoan đang đặt chúng vào nguy cơ mới.
Khi những cơn mưa gió mùa bắt đầu trút xuống Pakistan, hai chị em Shamila (14 tuổi) và Amina (13 tuổi) đã bị cha mẹ gả đi để đổi lấy tiền nhằm giúp gia đình vượt qua mùa lũ. Shamila, cô chị cả, kết hôn với một người đàn ông lớn gấp đôi tuổi mình. Trong hoàn cảnh bế tắc, quyết định này được đưa ra bởi chính cha mẹ của các em.
Dù tỷ lệ kết hôn ở trẻ vị thành niên tại Pakistan đã giảm dần trong những năm gần đây, trận lũ lụt khủng khiếp vào năm 2022 đã làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Các nhà hoạt động xã hội cảnh báo rằng tình trạng kết hôn sớm đang gia tăng do nền kinh tế bất ổn, một phần lớn là do tác động của biến đổi khí hậu.
Ở nhiều ngôi làng thuộc tỉnh nông nghiệp Sindh, sự tàn phá từ trận lũ lụt năm 2022 vẫn còn hiện hữu. Lũ lụt đã nhấn chìm 1/3 diện tích Pakistan, khiến hàng triệu người phải di dời và mùa màng bị hủy hoại. Hậu quả của thiên tai đã tạo ra một xu hướng đau lòng: "cô dâu mùa mưa". Các gia đình trong tình trạng túng quẫn buộc phải tìm mọi cách để sinh tồn, và đối với họ, việc gả con gái đi để đổi lấy tiền là cách duy nhất để thoát khỏi đói nghèo.
Ông Mashooque Birhmani, Giám đốc điều hành của Tổ chức bảo vệ người thiệt thòi Sujag Sansar tại Pakistan, đã nêu rõ tình trạng này: "Nếu nhìn vào các con số, cụ thể là ở làng này, đã có 45 đám cưới của các bé gái trong năm nay, trong khi làng chỉ có 250 gia đình. 15 bé gái đã trở thành vợ người ta trong 3 tháng qua." Tỷ lệ này cho thấy sự gia tăng đáng báo động của các cuộc hôn nhân tảo hôn sau thảm họa lũ lụt.
Cha mẹ của những cô dâu nhỏ thường biện minh rằng họ gả con gái đi để cứu các em khỏi cảnh nghèo đói, chứ không phải để đổi lấy tiền. Tuy nhiên, câu chuyện của mẹ chồng Shamila đã vạch trần sự thật đằng sau: "Tôi đã đưa 200.000 Rupee (gần 18 triệu đồng) cho cha mẹ cô dâu - một khoản tiền rất lớn đối với một khu vực mà hầu hết các gia đình chỉ sống với khoảng 25.000 đồng/ngày."
Najma Ali, một cô gái khác, bị gả đi khi mới 14 tuổi vào năm 2022. Giờ đây, ở tuổi 16, Najma đã phải trở về nhà bố mẹ đẻ cùng với đứa con 6 tháng tuổi và người chồng 18 tuổi vì không có cách nào để nuôi sống bản thân. Cô kể lại: "Nhà của bố mẹ tôi đã bị sập trong lũ lụt. Tất cả gia súc đều chết hết. Gia đình tôi nói rằng bây giờ chúng tôi không còn gì, và đó là lý do vì sao bố mẹ tôi gả tôi đi. Chồng tôi đã đưa cho bố mẹ tôi 250.000 rupee để làm đám cưới nhưng đó thực ra là tiền anh ấy đi vay mà bây giờ anh ấy không có cách nào trả được."
Mehtab, một cô bé mới 10 tuổi, cũng suýt bị gả đi sau trận lũ lụt. May mắn thay, tổ chức Sujag Sansar đã can thiệp kịp thời, giúp cô bé tránh khỏi cuộc hôn nhân tảo hôn. Hiện nay, Mehtab đã được ghi danh vào một xưởng may, nơi cô bé có thể kiếm được một khoản thu nhập nhỏ trong khi vẫn tiếp tục học hành. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi vẫn ám ảnh cô bé mỗi khi mưa gió mùa đến, lo rằng cuộc hôn nhân bị hứa hẹn trước đây sẽ trở thành hiện thực.
Mehtab chia sẻ: "Cháu không muốn kết hôn bây giờ. Cháu thấy những cô gái đã kết hôn xung quanh mình có cuộc sống rất khó khăn và cháu không muốn điều đó xảy ra với mình. Giờ cháu muốn học hành và may vá rồi về sau mới kết hôn."
Tình cảnh của những cô dâu nhỏ như Shamila, Amina, Najma, và Mehtab phản ánh sự tuyệt vọng của các gia đình khi đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Trong khi các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động xã hội đang nỗ lực để ngăn chặn các cuộc hôn nhân tảo hôn, thì thực tế vẫn là hàng nghìn cô gái trẻ ở Pakistan đang bị đẩy vào những cuộc hôn nhân không mong muốn do sự tàn phá của môi trường và sự bấp bênh của đời sống kinh tế.
Những câu chuyện này là lời nhắc nhở về nhu cầu cấp bách phải có các giải pháp dài hạn để bảo vệ quyền lợi của trẻ em gái, đồng thời hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương trong việc phục hồi sau thiên tai. Nếu không, những cô dâu mùa mưa sẽ tiếp tục xuất hiện, đánh dấu một tương lai u ám cho các thế hệ tiếp theo của Pakistan.
(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.
(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.
(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.
(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(ANTV) - Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra các mặt công tác công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia đoàn có đại diện các cục nghiệp vụ Bộ Công an.
(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
(ANTV) - Ngày 22/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm Công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.