Thứ Sáu, 22/11/2024 07:14 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Xu hướng thời trang "xanh" ở Ấn Độ

(ANTV) - Ấn Độ là một trong những nước sản xuất hàng dệt may hàng đầu thế giới, với một số lượng rất lớn quần áo mới được bán ra thị trường mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực này đang chứng kiến sự thay đổi khi nhiều người tiêu dùng Ấn Độ có xu hướng mua quần áo đã qua sử dụng để giảm thiểu tác động môi trường, trong khi nhiều hãng thời trang cũng ưu tiên dùng vải có nguồn gốc tự nhiên hay vải cũ tồn kho.

Chị Neha Butt bắt đầu kinh doanh quần áo đã qua sử dụng từ nhiều năm trước trên các trang mạng xã hội. Nhờ xu hướng tiêu dùng xanh đang phát triển rộng khắp nên công việc kinh doanh của chị ngày càng phát đạt. Đến năm 2022, người phụ nữ 33 tuổi này đã có thể mở cửa hàng tại thủ đô New Delhi.

Chị NEHA BUTT – Chủ cửa hàng quần áo cho biết: “Khách hàng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường. Họ sẵn sàng mua quần áo đã qua sử dụng hay hàng tồn kho vì biết rằng điều này sẽ giúp bảo vệ môi trường.”

Dù ngành may mặc Ấn Độ sản xuất hàng tỷ USD quần áo mới mỗi năm, vẫn có một bộ phận đáng kể người dân ở đây đang chuyển sang mua sắm quần áo “second-hand” để giảm thiểu tác động môi trường. Tại thủ đô New Delhi, ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn quần áo second-hand không chỉ vì giá cả phải chăng mà còn xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường.

Những khu chợ bán quần áo cũ ở thủ đô New Delhi cũng tấp nập người mua. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí thì vấn đề môi trường cũng là một trong những lý do chính thúc đẩy nhiều người tìm đến đây để mua sắm.

Chị YUVIKA CHOUDHARY – Người tiêu dùng Ấn Độ chia sẻ chia sẻ: “Tôi thường đến những khu chợ như thế này để mua sắm. Tại đây có rất nhiều mặt hàng, kiểu trang phục để lựa chọn. Dù đây chỉ là một việc làm nhỏ nhưng tôi nghĩ nó cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường.”

Xu hướng này phản ánh nhận thức ngày càng tăng của người dân Ấn Độ về tác động môi trường từ ngành công nghiệp thời trang. Nhiều nhà thiết kế thời trang hay nhãn hàng quần áo ở Ấn Độ cũng không nằm ngoài xu hướng thời trang “xanh”. Được thành lập từ năm 2012, Doodlage là thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh quần áo, túi xách may từ những khúc vải có lỗi và bị các nhà máy loại bỏ.

Chị KRITI TULA – Nhà sáng lập thương hiệu Doodlage chia sẻ: “Chúng tôi tái sử dụng vải bị lỗi hoặc vải trong quần áo cũ để may thành trang phục mới, giúp tạo ra vòng đời mới cho vải. Chúng tôi cải tiến quy trình tái chế, để giúp tiết kiệm năng lượng và nước.”

Ban đầu, chị Kriti Tula lo ngại rằng người tiêu dùng không đón nhận những sản phẩm từ nguyên liệu được tận dụng hay tái chế. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nhờ sự ủng hộ của khách hàng mà thương hiệu Doodlage ngày càng phát triển và đang tạo việc làm cho nhiều người. Chị Kriti Tula cũng cho rằng nhận thức về tính bền vững đã tăng lên đáng kể sau một thập kỷ và tầm quan trọng của việc tái sử dụng các sản phẩm hiện có.

Chị KRITI TULA – Nhà sáng lập thương hiệu Doodlage chia sẻ: “Sau ngần ấy năm, đất nước chúng tôi vẫn không có hệ thống thu gom quần áo. Không có thùng đựng quần áo để cho đi, không có sự phân loại quần áo thải loại. Đó giải thích cho lý do tại sao tất cả những thứ này hiện đang đổ ra đường thủy và bãi rác là vì không có cách nào để thu gom lại. Ấn Độ là quốc gia thứ 3 trên thế giới tiêu thụ thời trang, vì vậy vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Ý tưởng tái chế là cải tiến vật liệu, bạn đang tạo thêm giá trị cho thế giới này”.

Ngoài ra, hiện nay, một số thương hiệu thời trang Ấn Độ cũng đang sử dụng các loại vải tự nhiên sản xuất từ sợi của thân và vỏ cây chuối hay lá cây khóm. Ưu điểm của các loại vải này là có thể phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.

Nhiều nhà bảo vệ môi trường hy vọng những thay đổi nói trên từ người tiêu dùng và cả những thương hiệu thời trang sẽ giúp lan tỏa lối sống xanh đến ngày càng nhiều cộng đồng và doanh nghiệp ở Ấn Độ, từ đó dần dần hạn chế tác động của ngành thời trang đến môi trường.

Bà SWATI SAMBYAL – Chuyên gia về kinh tế tuần hoàn cho biết: “Tôi nghĩ khi nói đến tiêu dùng có ý thức thì đó là một cấp độ cao. Nó nằm trên ranh giới của thời trang nhanh so với mua sắm tiết kiệm. Tất nhiên, mua sắm tiết kiệm có nhiều ưu điểm hơn, nhưng nó phụ thuộc hoàn toàn vào người tiêu dùng. Cần có phương thức tuyên truyền để nhiều người dân hiểu thêm về việc tiêu dùng xanh và nhận thức của người tiêu dùng về các cửa hàng tiết kiệm”

Thị trường thời trang bền vững tại Ấn Độ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng, các sáng kiến của chính phủ và sự sẵn có của các vật liệu bền vững. Với dân số đông đảo và di sản dệt may phong phú, Ấn Độ có tiềm năng lớn để phát triển thị trường thời trang bền vững. Nhiều chuyên gia nhận định, các kỹ thuật thủ công truyền thống, dệt và dệt may của đất nước này có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững phục vụ cả người tiêu dùng trong nước và toàn cầu.

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, ngành thời trang Ấn Độ là ngành xuất khẩu may mặc lớn thứ 5 thế giới với kim ngạch 15 tỷ USD năm 2023 và tạo việc làm cho 45 triệu người. Con số này cho thấy tầm quan trọng của ngành may mặc với nền kinh tế Ấn Độ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Hội nghị thượng đỉnh Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Summit 2024). Với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai”, sự kiện nhằm mang đến một nền tảng kết nối trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thông qua trao đổi các thông tin công nghệ, sáng kiến tiên tiến và thảo luận chuyên sâu về việc phát triển xã hội theo hướng sáng tạo bền vững.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày.

Cứu hộ, cứu nạn xe chở rác bị rơi

Cứu hộ, cứu nạn xe chở rác bị rơi

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Vào khoảng 7h15 ngày 21/11, tại cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) xảy ra vụ xe chở rác khi đang lưu thông qua cầu treo thì va vào lan can cầu rơi xuống sông. Trên xe có 2 người và hiện đang mất tích.

Ưu tiên đảm bảo nhà ở cho lực lượng vũ trang

Ưu tiên đảm bảo nhà ở cho lực lượng vũ trang

Chính trị 21/11/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Các quy định thí điểm nhà ở thương mại trên đất quốc phòng, an ninh thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, là 1 trong những nội dung được các đại biểu quan tâm.

Tăng cường phối hợp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Tăng cường phối hợp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Nhằm tăng cường công tác phối hợp, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, vào sáng ngày 21/11 tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với các đơn vị, trực tiếp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, khó khăn còn đặt ra. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chủ trì buổi làm việc.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC trụ sở cơ quan Bộ Công an

Đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC trụ sở cơ quan Bộ Công an

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Xác định các trụ sở Bộ Công an là cơ sở trọng điểm về an ninh chính trị nói chung và phòng, chống cháy nổ nói riêng, lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm chỉ đạo, yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, chủ động các phương án PCCC và CNCH các trụ sở cơ quan Bộ Công an trong mọi tình huống. Đặc biệt công tác phòng ngừa luôn được coi trọng, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của từng đơn vị. Cùng với đó, là việc thường xuyên thực tập phương án chữa cháy, huấn luyện, nâng cao năng lực cho đội PCCC cơ sở, phát huy hiệu quả phương châm bốn tại chỗ.

Xem thêm