Thứ Sáu, 20/09/2024 05:09 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

BT

(ANTV) - Theo thống kê, năm 2023 tổng doanh thu của toàn ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đạt 56 triệu USD. Những con số ấn tượng này cho thấy dư địa thị trường của các ngành công nghiệp văn hóa đang rất mở rộng. Trong báo cáo của kỳ họp Quốc hội mới đây, Chính phủ đã tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, sáng tạo và cạnh tranh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phát triển ngành công nghiệp văn hóa thì còn cần rất nhiều việc phải làm.

Hồi đầu năm nay, tác phẩm “Đào, phở và piano” đã trở thành hiện tượng điện ảnh ở nước ta, thu hút rất đông khán giả đến rạp. Điều đáng nói, thành công đó lại chỉ là sự tình cờ, bởi trước đó, phim không có bất kỳ một chiến lược marketing, truyền thông nào khi phát hành, mà nổi lên nhờ một vài bài đánh giá, review của một số trang mạng xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không bất ngờ trở thành hiện tượng, “Đào, phở và piano” cũng sẽ chung số phận với nhiều bộ phim nhà nước khác. Đã đến lúc, cần ứng xử với phim điện ảnh như một loại hàng hóa đặc biệt, chứ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần.

Giống như điện ảnh, hiện chưa có cơ chế đặc thù để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nghệ thuật biểu diễn theo mô hình công nghiệp văn hóa. Sau nhiều năm theo đuổi ước mơ đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của âm nhạc quốc tế, nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các dự án âm nhạc quốc tế tầm cỡ.

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đang đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%). Chương trình cũng sẽ hướng đến phát triển nguồn nhân lực văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghiệp văn hóa và thị trường sản phẩm công nghiệp văn hóa có năng lực cạnh tranh cao.

Theo thống kê đến năm 2022 các ngành công nghiệp văn hóa đã đóng góp trên 4% GDP. Để đạt mục tiêu đóng góp 7% GDP vào năm 2030, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần xây dựng cơ chế chính sách, nhằm chuyên nghiệp hóa thị trường văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm