(ANTV) - Indonesia là đất nước có các loại nhạc cụ truyền thống phong phú. Một trong số đó là dàn nhạc Gamelan. Với những giá trị văn hóa độc đáo và cao quý, được ví như một phương tiện biểu đạt văn hóa và xây dựng mối liên kết giữa con người và vũ trụ, nhạc cụ truyền thống Gamelan của Indonesia đã được UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 15/12/2021.
Để bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc này, chính quyền xứ vạn đảo đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm đưa loại hình nghệ thuật này gần gũi hơn với bạn bè quốc tế và mang hơi thở cuộc sống hàng ngày của người dân.
Âm nhạc truyền thống từ dàn nhạc Gamelan của Indonesia có giai điệu du dương, pha trộn giữa dòng nhạc jazz với tiếng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng.
Ông I Made Bandem, Nghệ sĩ dàn nhạc Gamelan cho biết: “Dàn nhạc Gamelan gồm nhiều nhạc cụ như trống, cồng, chiêng, sáo, đàn dây… Ấn tượng nhất là dàn cồng gồm khoảng 10 mặt kim loại hình tròn có điểm lồi ở giữa để làm tâm đánh, được xếp trên giá gỗ.”
Sự xuất hiện của Gamelan có từ trước khi nền văn hóa Ấn Độ giáo - Phật giáo thống trị Indonesia vào năm 404 trước Công nguyên và đại diện cho nghệ thuật nguyên thủy của Indonesia. Kể từ khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, âm nhạc Gamelan đã được gìn giữ và đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân, từ đảo Java, Bali, tây Sumatra, Lombok, tới tỉnh Lampung của Indonesia. Âm nhạc Gamelan đã được lồng ghép trong lĩnh vực y tế để trị liệu tâm lý cho các bệnh nhân.
Tiến sĩ Aliyah Himawati Rizkiyani, Bác sĩ tâm thần cho hay:“Kể từ khi âm nhạc của Gamelan được sử dụng để trị liệu. Các bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, hạnh phúc hơn. Nhờ đó, có thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn.”
Với những giá trị văn hóa độc đáo và cao quý, để di sản âm nhạc này tiếp tục tồn tại, Indonesia đã đưa Gamelan vào chương trình học của trẻ em. Ngoài học cách chơi trống, đánh cồng hay tìm hiểu về các bộ gõ, học sinh còn được khám phá lịch sử hình thành và phát triển dòng nhạc truyền thống này.
Ông Widodo Wilis, Hiệu trưởng Trường Nội trú Hồi giáo Hanacaraka nói: “Chúng tôi hi vọng, trẻ em có thể cảm thụ được âm nhạc truyền thống và nên văn hóa của đất nước ngay từ sớm. Bởi nếu chúng dành tình yêu cho văn hóa thì cũng sẽ thêm yêu đất nước hơn.”
Không chỉ gìn giữ âm nhạc thông qua giáo dục và đào tạo chính quy hay không chính quy, Indonesia đã nỗ lực phát huy di sản thông qua các lễ hội, biểu diễn và giao lưu văn hóa. Hiện nay, Gamelan đã trở thành sản phẩm du lịch hút khách. Du khách đến Indonesia không chỉ được tham quan, thưởng thức âm nhạc mà còn được trải nghiệm thực tế.
Giáo sư Sumarsam, Chuyên gia nghiên cứu về âm nhạc Gamelan cho rằng: “Di sản Gamelan sẽ vẫn được ưa chuộng đối với người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Bởi lẽ còn rất nhiều người khác nhau có thể thúc đẩy và duy trì hoạt động của dàn nhạc Gamelan.”
Khi văn hóa di sản thật sự trở thành sức mạnh nội sinh nó sẽ là nguồn lực quan quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, văn hóa rất cần sự đa dạng của cộng đồng cụ thể. Nó không cần dập khuôn theo hình mẫu nào. Bảo tồn trong sự phát triển đối với văn hóa phi vật thể là một quy luật để giúp sự đa dạng văn hóa ngày càng phong phú hơn, có giá trị nhân loại hơn.
(ANTV) - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
(ANTV) - Đối tượng cướp tài sản trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc bắt giữ sau 2 tuần gây án.
(ANTV) - Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường vào ban đêm. Công an thành phố Cẩm Phả đã nhanh chóng truy xét và bắt giữ nhóm đối tượng.
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.
(ANTV) - Một chú chó lang thang đã bất ngờ trở nên nổi tiếng khi dũng cảm leo lên đỉnh kim tự tháp, và hiện đang trở thành tâm điểm thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng của Ai Cập. Câu chuyện của chú chó tên Apollo này không chỉ góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương, mà còn mang lại hy vọng về việc bảo vệ những con vật sống lang thang tại khu vực.
(ANTV) - Sau hơn một tuần xét xử, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án các bị cáo liên quan vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
(ANTV) - Với hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Lê Chi Lăng, trú huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau khởi tố bị can, bắt tạm giam.
(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang lập hồ sơ xử lý nhiều đối tượng liên quan đến ma túy và tàng trữ hung khí thô sơ.
(ANTV) - Vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi bị truy tố; Bóc gỡ đường dây làm giả ‘thẻ ngành’ công an, quân đội để lừa đảo; Đà Nẵng: Xét xử nữ bị cáo che giấu người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép; Khánh Hoà: Đánh nhầm người, 15 đối tượng bị khởi tố; Vụ đi xe máy đầu trần cầm cờ diễu phố: Phạt cả học sinh và phụ huynh - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi: Một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc có tên “Comedian” (Diễn viên hài). Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.