Thứ Sáu, 20/09/2024 06:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Sức sống âm nhạc dân tộc với nghệ sĩ trẻ

(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, âm nhạc Việt Nam đang cởi mở, đón đầu nhiều xu hướng, trào lưu âm nhạc thế giới. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ trẻ đã lựa chọn đưa yếu tố văn hóa dân tộc vào sản phẩm của mình, cho thấy sức sống âm nhạc dân tộc vẫn sống mãi với thời gian.

Nghệ sĩ trẻ cách tân âm nhạc truyền thống

Thời gian gần đây, trên thị trường âm nhạc đón nhận nhiều sản phẩm vô cùng nổi bật của các nghệ sĩ trẻ, trong đó nhiều sáng tác, MV đã kết hợp khéo léo giữa chất liệu văn học, nghệ thuật truyền thống, lịch sử với Rap hay nhạc điện tử sôi động. Những sản phẩm này bước đầu đã được khán giả ghi nhận, yêu thích và người nghệ sĩ đang như những chiến binh trong việc đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với công chúng, nhất là với người trẻ.

Bên cạnh những ca khúc thể hiện chủ đề tình yêu đôi lứa, ca sĩ- nhạc sĩ trẻ Bùi Tuấn Ngọc đã ra mắt công chúng dự án âm nhạc “Lạy mẫu anh linh”. Đây là dự án được lấy cảm hứng từ chất liệu dân gian trong văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Anh và ekip sản xuất mong muốn thông qua lời hát, tiết tấu như một phương thức mới để thu hút giới trẻ, từ đó giúp họ tìm hiểu sâu hơn về tín ngưỡng và văn hóa dân tộc Việt Nam.

Góp mặt trong việc cách tân âm nhạc dân tộc còn có ca sĩ Ngọc Hà với nhiều sản phẩm âm nhạc về nghệ thuật hát xẩm, hát xoan - một môn nghệ thuật lâu đời vốn là niềm tự hào trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Cô đã khéo léo kết hợp hát xoan với âm nhạc điện tử hiện đại, trẻ trung cùng với Rap mà vẫn mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Việc dùng tư duy âm nhạc của người trẻ để làm mới những chất liệu truyền thống trong kho tàng văn hóa của ông cha để lại, đó là việc làm không chỉ để tạo hit mà còn là cách giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền thống của dân tộc. Bởi sự đan xen giữa xưa và nay trong một sản phẩm âm nhạc như một cây cầu nối để thế hệ ngày nay cảm thấy thích thú với những giá trị xưa của truyền thống dân tộc.

Gìn giữ, phát huy âm nhạc dân tộc với nghệ sĩ trẻ

Theo các nhà chuyên môn, việc kết hợp truyền thống và hiện đại như thế nào cho khéo, phù hợp vẫn là bài toán không phải ai cũng giải được. Có không ít sự phá cách vượt khỏi khuôn mẫu truyền thống khiến một số tác phẩm trở thành sản phẩm lỗi với những biến tấu quá đà. Các nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trẻ cần phải cẩn trọng khi khai thác chất liệu văn hóa truyền thống trong sáng tác âm nhạc. Điều này đòi hỏi nghệ sĩ phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về âm nhạc truyền thống để tạo ra sản phẩm mới phù hợp.

Đàn bầu, trống, đàn Tơ rưng hay sáo là những nhạc cụ không còn xa lạ với ai trong số chúng ta. Có thể nói âm nhạc dân tộc là dòng chảy chủ lưu trong dòng chảy chính của âm nhạc Việt Nam. Và không chỉ thế âm nhạc dân tộc còn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống âm nhạc của mỗi nghệ sĩ và chiến sĩ Công an nhân dân.

Những nghệ sĩ thuộc Đoàn Nhà hát Ca múa nhạc Công an nhân dân luôn cố gắng đổi mới, cải biên những tác phẩm âm nhạc bằng cách trau dồi kỹ thuật biểu diễn, đầu tư công phu cả về dàn dựng, hòa âm, phối khí của các tiết mục. Bên cạnh đó, Đoàn Nhà hát Ca múa nhạc công an nhân dân còn tập trung tìm kiếm và đào tạo các tài năng âm nhạc truyền thống nhất là các bạn trẻ.

Việc làm mới, đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với giới trẻ là điều vô cùng đáng quý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để sử dụng và khai thác âm nhạc dân tộc hiệu quả trong thị trường âm nhạc thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng cần phải chắt lọc những thứ tinh tuý nhất của âm nhạc Việt, tiếp thu cởi mở nền văn hóa âm nhạc trên thế giới. Muốn làm được việc này, nghệ sĩ cần phải thực sự tìm hiểu và tôn trọng giá trị nguyên bản của âm nhạc dân tộc một cách đúng nghĩa.

Tiếp cận, làm mới âm nhạc dân tộc đúng cách, nghệ sĩ trẻ sẽ tạo được phong cách mới cho tác phẩm âm nhạc mà không làm mất đi nét đặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Để bảo tồn những giá trị của âm nhạc dân tộc và phát huy trong thời đại mới thì bên cạnh sự sáng tạo không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ, Nhà nước cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa cho những người làm nghề thông qua chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật truyền thống. Có như vậy, âm nhạc truyền thống mới tiếp tục phát triển, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm