
(ANTV) - Từ xa xưa, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Việt Nam được mệnh danh là đất nước của những lễ hội, đặc biệt, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân khắp cả nước lại náo nức đi trẩy hội. Trải qua thời gian, truyền thống này vẫn tiếp tục được giữ gìn, phát triển, trở thành một phong tục đẹp đầu Xuân, năm mới. Tuy nhiên, nhắm vào chính yếu tố văn hóa này, các thế lực thù địch lại ra sức xuyên tạc nhằm tác động hướng lái vào những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết.
Việt Nam có gần 9.000 lễ hội truyền thống. Là một quốc gia văn minh lúa nước, các lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra trên khắp các vùng, miền và sôi động nhất vào mùa xuân, sau Tết, khi nông nhàn và người dân có nhu cầu tâm linh cầu một năm mới tốt lành.
Trải qua bao đời, du xuân trảy hội gắn với nếp sống của người Việt, trở thành một nét đẹp của người Việt, mà ở đó, chúng ta được sống trong không gian của lễ hội, được đắm chìm trong chiều sâu văn hóa, chiều dày văn hiến của dân tộc.
Văn hóa lễ hội của người Việt
Trải dài khắp dải đất hình chữ S, mỗi làng quê đều có những lễ hội độc đáo riêng, gắn liền với truyền thống, tập tục, lịch sử của cư dân.
Các lễ hội truyền thống là những biểu hiện hết sức cụ thể của các giá trị văn hóa đất nước, bản sắc văn hóa của dân tộc đã được gìn giữ và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử.
Trong tâm thức của người Việt, lễ hội là nơi gắn kết cộng đồng, vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh, vừa gửi gắm những ước mong về một cuộc sống đủ đầy, viên mãn.
Nhiều lễ hội không chỉ là niềm tự hào của người dân bản địa, mà còn nổi danh như một thương hiệu văn hóa du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương.
Thủ đoạn lấy văn hóa để xuyên tạc chính trị
Nhiều nghi thức xưa đã được phục dựng, mang theo những thông điệp, những ước mong của bao thế hệ trao truyền được gửi gắm thông qua các lễ hội. Tuy nhiên, không từ bỏ âm mưu chống phá, các thế lực thù địch phản động vẫn chưa thôi chiêu trò suy diễn, bôi lem các lễ hội truyền thống, lấy văn hóa để xuyên tạc chính trị.
Đài Á châu tự do RFA mới đây dẫn lại bài viết của Nguyễn Ngọc Già, đối tượng phản động tự xưng nhà phản biện xã hội, đã bị kết án vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.
Bàn về lễ Tịch Điền, nhưng đối tượng lại hướng ngay sang chuyện nhân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, với những lời lẽ mang đậm tính suy diễn vô căn cứ.
Vờ bỏ ngỏ câu hỏi về sự vắng mặt của Chủ tịch nước trong ngày hội xuống đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ và những băn khoăn xung quanh hình ảnh Thủ tướng thăm đồng ngày đầu năm, thực chất, chúng đang thô thiển đánh tráo khái niệm, rồi trơ trẽn xuyên tạc nhằm phá hoại về mặt chính trị.
Tái hiện hình ảnh nhà vua xuống đồng kéo đường cày đầu tiên của năm mới là để động viên bà con tích cực tăng gia sản xuất, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Thế nhưng hơn chục năm nay kể từ khi lễ Tịch Điền được phục dựng, nghi thức này luôn bị các đối tượng bôi lem, suy diễn, cho rằng việc chúng ta tôn vinh nông nghiệp, tôn vinh con trâu cái cày là đi ngược với sự phát triển vận động của xã hội hiện đại. Đây là những suy nghĩ vô cùng ấu trĩ.
Ngoài ra cũng phải thẳng thắn thừa nhận, một số lễ hội vẫn còn những hạt sạn trong khâu tổ chức.
Việc thương mại hóa lễ hội, chen lấn xô đẩy, biến tướng, mê tín dị đoan, hay một số nghi thức lạc hậu, không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Các đối tượng thường thêm thắt, bóp méo, đánh đồng những hiện tượng này, coi đó là bản chất để thêm một lần nữa xuyên tạc về công tác bảo tồn văn hóa của chúng ta.
Bảo tồn giá trị tinh hoa di sản lễ hội
Lấy văn hóa làm cái cớ để xuyên tạc chính trị, bỉ bôi đường lối, chủ trương của Đảng, bôi đen bức tranh thượng tầng kiến trúc của đất nước là thái độ ti tiện, phản văn hóa. Phản bác lại những lập luận đó, không gì khác, chính là việc chúng ta bảo tồn và tôn vinh các lễ hội truyền thống. Bởi văn hóa còn thì dân tộc còn. Nhận thức rõ đâu là giá trị tinh hoa của lễ hội để phát huy, và đâu là tồn tại, bất cập để điều chỉnh, đó là cách chúng ta tôn trọng lịch sử, tôn trọng văn hóa dân tộc.
Ngành văn hóa trong nhiều năm qua đã có nhiều văn bản, gần nhất chúng ta có Nghị định 110 về việc quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam.
Những hình ảnh chưa đẹp trong các lễ hội của vài năm trước đã không còn, thay vào đó là niềm vui của người đi chơi hội, văn minh, an toàn và trọn vẹn ý nghĩa của ngày xuân.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy, hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.
Trong tâm thức của người Việt, những ngày hội xuân bao giờ cũng là những ngày háo hức, tươi vui nhất. Phát huy giá trị của các lễ hội nói rộng ra là câu chuyện của chấn hưng văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn.
(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.
(ANTV) - Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ D.Trump đã đột ngột thông báo hoãn áp thuế 90 ngày với hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc. Động thái bất ngờ của Mỹ đã khiến thế giới thở phào, song cũng mở ra nguy cơ về một chiến thương mại Mỹ - Trung sâu sắc hơn bao giờ hết.
(ANTV) - Theo thông tin từ các cơ quan y tế Yemen, các cuộc không kích mới nhất của Mỹ vào Yemen đã khiến 15 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
(ANTV) - Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, miền Nam được giải phóng, non sông thu về một mối. Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ là kết quả của một chiến dịch quân sự thần tốc, mà còn là kết tinh của nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, quân sự và tinh thần đại đoàn kết dân tộc sâu sắc. Có thể khẳng định, chiến thắng 30/4 là minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam.
(ANTV) - Đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang đến rất gần. Những ngày tháng 4 lịch sử, hàng nghìn quân nhân đã theo tàu vào Nam chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những ngày này, các chiến sĩ lực lượng CAND và QĐND đang gấp rút luyện tập cho ngày hợp luyện. Trong đó, có công tác bảo đảm những loạt pháo lễ vang rền, chính xác, an toàn, thể hiện khí thế hào hùng, niềm hân hoàn của cả dân tộc ta trong ngày vui đại thắng.
(ANTV) - Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
(ANTV) - Tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số. Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi “Công ước Hà Nội”.
(ANTV) - Ngày 10/4, đoàn công tác của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác vận hành hệ thống Cảnh báo sự cố cháy, nổ, tai nạn tại Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh.
(ANTV) - Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị P4G (Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế An ninh, trật tự P4G Bộ Công an đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.