
(ANTV) - Việc thực hiện tốt các chế độ chính sách và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo quyền con người cho mỗi phạm nhân không những thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước Việt Nam đối với những người phạm tội mà còn góp phần tích cực vào công tác giáo dục, hướng thiện cho phạm nhân
Bước vào bên trong khu giam giữ của Trại tạm giam số 2, Công an TP Hà Nội, chúng tôi ấn tượng với không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, nhiều cây xanh. Mỗi tòa nhà trong khuôn viên này đều có chức năng riêng, trong đó Bệnh xá là khu khám chữa bệnh cho các đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ.
Nằm cách biệt với các khu, Bệnh xá được bố trí ở nơi thoáng mát, rộng rãi. Khuôn viên phía bên ngoài lúc nào cũng được dọn dẹp sạch sẽ. Thượng tá Nguyễn Xuân Nam, Phó Giám thị Trại tạm giam số 2, Công an TP Hà Nội dẫn chúng tôi xuống đúng lúc các bác sỹ đang tất bật khám chữa bệnh cho đối tượng bị tạm giam, tạm giữ, gặp vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nhiều trường hợp mang trong mình bệnh trọng, hiểm nghèo.
Làm công tác quản lý trong Trại tạm giam số 2 nhiều năm, Thượng tá Nguyễn Xuân Nam nhận thấy: "Ở ngoài xã hội còn phức tạp chứ không nói gì đến môi trường ở trong này. Bắt vào đây, có nhiều đối tượng đã “nghiện ngập” lâu ngày, mắc bệnh hiểm nghèo, truyền nhiễm. Nhưng vào đây, chúng tôi đã phân loại để giam giữ và chúng tôi đã đảm bảo thực hiện hiện chế độ, chính sách cho họ".
Sau khi các bác sỹ thăm khám, phát thuốc xong, Thượng tá Nguyễn Xuân Nam dẫn chúng tôi vào bên trong Bệnh xá và chia sẻ về công việc hàng ngày của một số thầy thuốc tại đây.
“Lương y như từ mẫu”! Chúng tôi cảm nhận được điều này qua cử chỉ ân cần, nói chuyện nhẹ nhàng của Trung tá Nguyễn Thanh Hải, Bệnh xá trưởng, Trại tạm giam số 2, Công an TP Hà Nội đối với bệnh nhân. Số lượng người điều trị ở đây thường rất đông, đặc biệt là trong dịp cuối năm. Mỗi sáng sớm, các cán bộ của đội y tế phải có mặt đầy đủ để chuẩn bị kiểm tra sức khỏe một lượt cho những trường hợp này.
Khi chúng tôi gặp Trung tá Nguyễn Thanh Hải đã là cuối giờ chiều rồi. Sau một ngày tất bật với công việc, đồng chí vẫn tràn đầy năng lượng, cười nói thân thiện khi chia sẻ chuyện nghề với nhóm phóng viên: "Ở đây lúc nào cũng có bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Trường hợp nào quá khả năng thì mới phải đưa ra ngoài, còn không chúng tôi điều trị ở đây thì kết quả cũng rất là tốt. Chúng tôi đưa ra ngoài để khám rồi đưa phác đồ để về đây điều trị. Có trường hợp phải theo dõi dài ngày tại bệnh viện nhưng khi ổn định rồi cũng đưa về đây thôi" - Trung tá Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.
Với những trường hợp bệnh nặng cần đưa ra ngoài thì Bệnh xá có sự phối hợp, liên kết với Bệnh viện bên ngoài để đảm bảo công tác điều trị cho họ. Trung tá Nguyễn Thanh Hải cho biết: "Trại đã ký hợp đồng với Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Tại Bệnh viện này có một khu riêng điều trị cho “phạm”. Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là bệnh viện tuyến 2, trường hợp nào quá khả năng thì họ lại chuyển tiếp lên tuyến trên".
Nằm ở phòng điều trị số 5 của Bệnh xá, anh Nguyễn Đức Tiến, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị kết án 38 tháng tù vì tội tàng trữ ma túy được đưa về Trại tạm giam số 2 chừng 6 tháng. Suốt quãng thời gian này anh Tiến được Bệnh xá chăm sóc vì tiền sử mắc bệnh suy tim và suy phổi. Chúng tôi đến bắt chuyện trong lúc anh Tiến đang nghỉ ngơi buổi chiều, do bệnh nặng, tuổi cao, anh được bố trí 1 bình ôxy bên cạnh.
Anh Nguyễn Đức Tiến chia sẻ: "Nói chung tình hình sức khỏe của tôi tương đối ổn định. Tôi hoàn cảnh khó khăn, không có gia đình nhưng các bác sỹ ở trại này đã tạo điều kiện. Buổi sáng khám, buổi chiều là phải uống thuốc, không được để lại. Ngày nào phát thuốc ngày ấy. Bây giờ tôi vẫn phải thở bình oxy liên tục. Có khi 4 ngày tôi đã hết 1 bình".
Đối với nhiều đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ, Bệnh xá không chỉ là nơi khám chữa bệnh mà còn là nơi để chia sẻ những câu chuyện, những nỗi buồn. Có lẽ ở nơi đây, không có sự phân loại đối tượng, không có kẻ buôn ma túy, giết người... mà chỉ phân biệt bệnh nhân và bác sĩ nên sự chia sẻ ấy càng dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhận được quyền chăm sóc sức khỏe tại trại và những lời động viên, quan tâm của các bác sỹ, cán bộ tại đây, anh Nguyễn Đức Tiến xúc động và gửi lời cảm ơn sâu sắc: "Các thầy ở đây rất có tình người. Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của các thầy. Không có các thầy thì thực sự tôi không thể sống được".
Cũng vì sự nhiệt thành, dốc sức mình cho công việc, nhiều năm qua các cán bộ y tế tại Trại tạm giam số 2, Công an TP Hà Nội đã cứu được nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo. Việc thực hiện tốt các chế độ chính sách và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo quyền con người cho mỗi đối tượng bị tạm giam, tạm giữ không những thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước Việt Nam mà còn góp phần tích cực vào công tác giáo dục, hướng thiện cho những người đã lỡ "lầm đường lạc lối" ./.
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Hiện nay, tình trạng buôn bán thuốc giả trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.
(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.
(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.
(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.
(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.
(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.