(ANTV) - Xác định công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn phải được thực hiện vững chắc từ địa bàn cấp xã, thời gian qua Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh Sơn La ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nhiều giải pháp, trong đó nhiệm vụ then chốt để thực hiện nhiệm vụ này đó là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ ngay từ cơ sở. Đồng thời thực hiện tốt mục tiêu “4 cùng” với nhân dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào dân tộc thiểu số”. Thực hiện quyết liệt mục tiêu này đã góp phần đưa lực lượng Công an đến gần nhân dân hơn…
Theo chân các cán bộ Công an cắm bản xuống thăm bà con, chúng tôi được nghe những câu đối thoại tiếng Mông, tiếng Lào. Đó có thể chỉ là những câu thăm hỏi xã giao thông thường nhưng cũng làm cho mối quan hệ giữa các anh Công an và bà con dân bản dường như thân thiết hơn. Sử dụng thành thạo tiếng dân tộc, cán bộ chiến sỹ Công an huyện Sông Mã đã phát huy vai trò là “cánh tay nối dài” để tuyên truyền những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước tới tận từng hộ gia đình ở khắp các bản làng vùng cao trên địa bàn. Bởi khi biết nói tiếng dân tộc, thông qua giao tiếp với bà con dân bản, cán bộ chiến sỹ trong đơn vị nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng dân cư, dễ dàng thấu hiểu phong tục tập quán và kịp thời nắm bắt mọi tâm tư nguyện vọng của người dân. Tháng 10/2021, cùng với hơn 400 cán bộ chiến sỹ Công an từ các Cục nghiệp vụ, các trường CAND được Bộ Công an điều động về địa bàn biên giới, Thượng úy Nguyễn Văn Phương, cán bộ Cục An ninh nội địa nhận nhiệm vụ công tác tại xã biên giới Mường Sai, huyện Sông Mã… Dẫu còn nhiều bỡ ngỡ những ngày ban đầu, nhưng đến bây giờ Thượng úy Phương đã dần quen với những phong tục nơi đây, khi có kế hoạch mở lớp tiếng dân tộc cho cán bộ chiến sỹ Công an xã, anh đã ngay lập tức đăng ký tham gia. "Quá trình học tiếng lào thì tôi cũng được trang bị rất nhiều kiến thức, nghe nói đọc viết… và phong tục tập quán… rất bổ ích trong quá trình công tác tại địa phương và sau khi trở về Hà Nội…", Thượng úy Phương chia sẻ.
Việc học tiếng đồng bào không chỉ để nghe và hiểu được ngôn ngữ của bà con dân tộc thiểu số mà hơn cả là để cán bộ chiến sỹ công an hiểu được phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc ở địa phương, từ đó tạo sự gần gũi, sẻ chia. Qua đó, hóa giải mâu thuẫn, giữ vững tình hình ANTT địa phương, tránh để bà con bị kẻ xấu lợi dụng, tăng cường đại đoàn kết các dân tộc... Xác định được vấn đề đó, từ năm 2020 đến nay, Công an tỉnh Sơn La đã mở 4 lớp tiếng dân tộc, với gần 180 học viên tham gia. Cô giáo Cà Thị Dung, Giáo viên khoa tiếng dân tộc, Trường Cao Đẳng Sơn La cho biết: "Tôi có được tham gia giảng dạy cho cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh, mình và các thầy cô trong tổ bộ môn cũng luôn cố gắng truyền tải những nội dung dễ hiểu nhất… trong thời gian giảng dạy thì các đ/c Công an luôn chấp hành các nội quy quy định, sau khi kết thúc khóa học các đ/c có thể nghe được, nói được, viết được, dịch đc một số đoạn văn ngắn".
Để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bà con sinh động, đơn giản và dễ hiểu nhất, Công an tỉnh cũng đã tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền bằng tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Lào… ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Bằng những lời ca tiếng hát, những tiểu phẩm có nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và những buổi tuyên truyền bài trừ, phê phán những hủ tục lạc hậu, những tệ nạn xã hội... đã góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến gần với bà con nhân dân, qua đó cũng thắt chặt hơn mối quan hệ gắn bó giữa lực lượng Công an với nhân dân. Trung tá Nguyễn Văn Phúc, Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Sơn La cho biết: Theo mục tiêu NQ12 và Chỉ thị 11, thì đến năm 2025 cán bộ chiến sỹ tại biên giới phải được bồi dưỡng tiếng dân tộc, để làm sao để cán bộ chiến sỹ 100% đều được bồi dưỡng tiếng Lào. Ngoài ra với những địa bàn đông dân tộc thiểu số thì Công an tỉnh cũng sẽ mở các lớp để cho cán bộ chiến sỹ được học tập và thành thạo tiếng dân tộc…
Có thể nhận thấy, những nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng Công an cơ sở chính là yếu tố then chốt góp phần đảm bảo ANTT trên mỗi bản làng vùng cao Sơn La. Đồng thời tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân với lực lượng công an. Đây cũng là một yêu cầu bức thiết để lực lượng Công an “trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” theo đúng tinh thần Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị.
(ANTV) - Cuối tháng 10, Temu quảng bá mạnh mẽ tại Việt Nam với các ưu đãi đến 90%, giao diện Việt hóa, và cam kết giao hàng trong 4 - 7 ngày. Kho hàng phong phú, giá cạnh tranh, cùng chiến dịch quảng bá lớn giúp Temu thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.
(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.
(ANTV) - Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV là sự kiện quan trọng với chủ đề "Chuyển đổi - Sáng tạo, bứt phá" thu hút hơn 700 tác phẩm từ 70 đơn vị trên cả nước.
(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
(ANTV) - Trong quá trình làm nhiệm vụ trên quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, các chiến sĩ thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Đắk Nông đã kịp thời đưa một người phụ nữ bị nhồi máu cơ tim đi cấp cứu tại bệnh viện.
(ANTV) - Nhằm kiềm chế tai nạn giao thông một cách bền vững, lực lượng CSGT Tuyên Quang đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức nội dung tuyên truyền về các quy trong của pháp luật trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
(ANTV) - Từ nay đến cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh, đây cũng là lúc hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả xảy ra nhiều và diễn biến phức tạp.
(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.
(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.