Thứ Năm, 23/01/2025 21:38 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Vì nhân dân phục vụ

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Lê Dung - Nguyễn Huệ

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký công văn số 13/TTg-NC ngày 11/3/2013 chỉ đạo các bộ ngành liên quan triển khai Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc, Bộ Công an đã ban hành Đề án 05- Đề án “CAND Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”.  Ngày 15/6/2021, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định thành lập Văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc. Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an cho rằng: Đây không chỉ là dấu mốc quan trọng, là bước tiến dài trong tiến trình xây dựng lực lượng CAND tinh nhuệ, chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới mà nó còn thể hiện trách nhiệm quốc tế; khát vọng, tinh thần yêu chuộng hoà bình của Việt Nam. Sự ổn định, hoà bình của Việt Nam gắn với sự ổn định, hoà bình của khu vực và trên thế giới. 

"Hoạt động của toàn bộ công an là góp phần tạo nền tảng cho phát triển tư tưởng; yêu chuộng hòa bình, khát vọng bình yên thấm vào máu của dân tộc Việt Nam, đó là lẽ sống của Công an. Chính bình yên cho của người dân trên thế giới và ổn định, hòa bình trên thế giới đã thấm vào trong từng bài học. Toàn bộ hoạt động của lực lượng công an nhân dân không có gì ngoài việc góp phần quan trọng và trực tiếp đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân, góp phần vào bảo vệ bình yên, ổn định chính trị xã hội thế giới. Đấy là điều kiện để cho đất nước phát triển, để dân tộc phát triển và trường tồn."

Ngay khi ra đời, Văn phòng Thường trực gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc đã nhận được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an cho phép Văn phòng trực tiếp tuyển chọn những cán bộ có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu để tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc. Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang - Chánh Văn phòng Thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc cho biết: Hơn 2 năm qua, Bộ Công an  đã cử 4 tổ công tác, 13 lượt sĩ quan thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tại Phái bộ UNMISS (phiên âm: Ăn-mít-xơ) ở Nam Sudan và Phái bộ UNISFA (phiên âm: u-nít-xơ-pha) (Khu vực Abyei) (phiên âm: A-bây). Trong đó Trung tá Nguyễn Ngọc Hải trúng tuyển vị trí chuyên gia Phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia tại Phòng Cảnh sát, Cục Hoạt động hòa bình, Ban Thư ký Liên Hợp Quốc.

"Chúng ta đã tham gia các cuộc hội thảo liên quan đến gìn giữ hòa bình, trao đổi đoàn quốc tế giữa các nước, nhất là những nước có kinh nghiệm, có bề dày về tham gia gìn giữ hòa bình. Rồi chúng ta cũng mở khóa huấn luyện tại Việt Nam để đào tạo giảng viên huấn luyện cho lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Chúng ta đã huấn luyện đơn vị cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1, để chúng ta sẵn sàng cử cấp đơn vị tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và đến nay thì chúng ta thấy rằng là Liên Hợp Quốc sau khi khảo sát, kiểm tra, đánh giá thì đã nâng cấp độ sẵn sàng của chúng ta từ cấp độ 1 lên cấp độ 2 trong vòng 6 tháng thôi. Và tới đây chúng ta phấn đấu để nâng lên cấp độ 3."

Đầu năm 2024, Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1) được thành lập với nhiệm vụ: tăng cường an ninh cho khu vực triển khai; bảo đảm an ninh cho các cơ quan của Liên hợp quốc; bảo đảm an ninh trật tự cho cảnh sát nước sở tại và người dân; tham gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo, thực thi bảo vệ quyền con người. Đây tiếp tục là một sự kiện đặc biệt quan trọng, khẳng định đường lối, chính sách đối ngoại nhất quán và cam kết của Đảng, Nhà nước ta trong việc cùng cộng đồng quốc tế duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trên thế giới. Đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, sau khi cử các tổ công tác tham gia tại các phái bộ theo hình thức cá nhân, việc Bộ Công an sẽ cử đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình là bước tiến mới trong việc thực thi nghĩa vụ quốc tế. 

  "Đây là bước tiến mới sau thành công bước đầu về việc cử các tổ công tác lần đầu tiên dưới hình thức đơn vị với mục tiêu góp nhiều hơn nữa cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, khu vực, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên Hợp Quốc."

Chùm ảnh: Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1) diễn tập tình huống

Thưa các bạn! Kể từ khi chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình năm 2022, Bộ Công an đã có nhiều đóng góp quan trọng không chỉ về mặt nhân lực mà còn về chuyên môn. Những nỗ lực này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, giúp Việt Nam nâng cao vị thế và uy tín của mình trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ông GUANG CONG (phiên âm: Woang – cong) – Phó trưởng Phái bộ UNMISS (phiên âm: Ăn-mít-xơ) và Thiếu tướng KAUSTUBH SHARMA (phiên âm: Cao-stắp Sha-ma) - Phó Tư lệnh Cảnh sát Phái bộ UNMISS  cho rằng: Bám địa bàn, phối hợp tốt với các đồng nghiệp, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao…  sĩ quan CAND Việt Nam luôn được đồng nghiệp các nước và lãnh đạo các phái bộ yêu mến, cảm phục. 

Phó trưởng Phái bộ UNMISS : "Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp của các sỹ quan Công an nhân dân Việt Nam tham gia gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc. Họ đã cống hiến với sự chuyên nghiệp thực sự, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong sứ mệnh gìn giữ hoà bình tại Nam Sudan. Họ luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đó là một đội ngũ thống nhất, được các lãnh đạo Phái bộ và đồng đội hoan nghênh, đánh giá cao, kể cả các đối tác tại Nam Sudan."
Phó Tư lệnh Cảnh sát Phái bộ UNMISS: "Chúng tôi cảm ơn Việt Nam đã cử các sĩ quan Cảnh sát đến làm việc tại Phái bộ. Họ đã thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc, cống hiến hết mình đối với công tác nâng cao năng lực cho Cảnh sát địa phương, góp phần đưa Phái bộ thành một Phái bộ năng động, đa văn hóa."
 Có thể nói: việc lực lượng Công an nhân dân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển như tinh thần Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương; là sự cụ thể hóa chủ trương Đại hội Đảng lần thứ XIII về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đó là khẳng định của ông Đinh Tiến Dũng- Cục phó Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và truyền thông:

"Có thể nói, công tác đối ngoại Công an nhân dân thời gian vừa qua tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những trụ cột chính trong chính sách đối ngoại Việt Nam, thực hiện có hiệu quả các phương châm: Đi trước mở đường, mắt tinh, tai thính, không để bị động bất ngờ, là cánh tay nối dài của chính sách đối nội; chủ động tích cực hội nhập quốc tế và đối ngoại Công an nhân dân theo định hướng Đại hội XIII của Đảng, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, thực hiện tốt mục tiêu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa, luôn xứng đáng là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ."
PGS. Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Thế giới đang đứng trước nhiều biến động phức tạp, làm nảy sinh những thách thức, nguy cơ mới chưa từng có tiền lệ. Việc Bộ công an thành lập đơn vị cảnh sát gìn giữ hòa bình, cử sỹ quan công an đến các điểm nóng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế là yêu cầu đặt ra đối với công tác đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, kịp thời phát hiện, đấu tranh và vô hiệu hóa các nguy cơ đe dọa an ninh từ sớm, từ xa. PGS. Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn cho biết:
"Việc cử các cán bộ sĩ quan trẻ ngày càng nhiều hơn, tham gia tích cực hơn, đa dạng hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình, đảm bảo an ninh của Liên Hợp Quốc cũng như của các tổ chức quốc tế khác, rõ ràng đây là chủ trương, tầm nhìn của lực lượng công an, của lãnh đạo ngành công an để chúng ta chủ động hội nhập quốc tế. Đó là tầm nhìn lớn, mang tính chiến lược và lâu dài đối với sự phát triển và đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam." 

Sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa” bằng biện pháp hòa bình là tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an, của Đảng, Nhà nước ta trong thực hiện chính sách đối ngoại. Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang - Chánh Văn phòng Thường trực Bộ Công an về gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc cho rằng: Thời gian tới, để có được nguồn nhân lực tốt; để mở rộng hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở cả 2 hình thức: sĩ quan cá nhân và đơn vị cảnh sát gìn giữ hòa bình; chúng ta cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mọi mặt trong đó có việc hoàn thiện thể chế, chính sách để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ quốc tế.

"Chúng ta đang ngày càng tham gia sâu hơn về hoạt động gìn giữ hòa bình ở Liên Hợp Quốc ở nhiều khu vực trên thế giới, vì vậy mà việc hoàn thiện thể chế, xây dựng luật gìn giữ hòa bình là rất quan trọng và rất cấp bách. Chúng tôi đã nhận thức được việc này nên thời gian qua, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã phối hợp với nhau rất chặt chẽ, đã đưa ra dự thảo, hội thảo góp ý của các chuyên gia, các đại biểu quốc hội chuyên trách có liên quan cho luật này. Và chúng tôi cũng tham khảo hành lang pháp lý của các nước khác, để làm sao chúng ta xây dựng bộ luật gìn giữ hoà bình có chất lượng, tính khả thi cao, sát với thực tiễn, để làm nền tảng, làm hành lang pháp lý vững chắc cho việc triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc trong thời gian tới cũng như trong thời gian dài."

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thăm hỏi cán bộ chiến sĩ Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1)

Thưa các bạn! Tháng 9/2024, tại cuộc gặp bên lề với Bộ trưởng Lương Tam Quang, ông Jean-Pierre Lacroix (phiên âm: Jin-Pi-e-La-Cro-ích) – Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã cảm ơn nỗ lực, đóng góp của Việt Nam về việc nhanh chóng mở rộng sỹ quan cảnh sát gìn giữ hòa bình, ghi nhận Việt Nam là nước cử quân mới nổi song chỉ trong thời gian ngắn đã liên tục mở rộng địa bàn, nâng số sỹ quan triển khai, nâng cấp Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 lên cấp độ 2. Đây là niềm tự hào, niềm hy vọng của chúng ta về một thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an mới, đầy hoài bão và lý tưởng, giàu bản lĩnh và nhiệt huyết; họ sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế, vì màu áo của lực lượng gìn giữ hoà bình. Chúng ta sẽ gặp họ trong chương trình ngày mai qua bài viết: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

KỲ 1: NHỮNG “SỨ GIẢ” HOÀ BÌNH TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

(ANTV) - Thưa các bạn! Cách Việt Nam hơn 8000km, sau 13 năm độc lập, Cộng hòa Nam Sudan vẫn là quốc gia nghèo nhất châu Phi, người dân khốn khổ, oằn mình bởi hậu chiến, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán…. Trước tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng leo thang, bất bình đẳng gia tăng, xung đột dai dẳng; 50 nước trong đó có Việt Nam đã cử sỹ quan cảnh sát tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình ở quốc gia này. Tính từ tháng 10/2022 đến nay, 4 tổ công tác, 12 sỹ quan công an Việt Nam đã lên đường sang Nam Sudan.

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

TỪ NĂM 2025, XE ĐƯA ĐÓN HỌC SINH PHẢI CÓ CAMERA, THIẾT BỊ CẢNH BÁO CHỐNG BỎ QUÊN TRẺ

Tiêu điểm ANTT 03/01/2025

(ANTV) - Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe. Vì sao phải có quy định này? Thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe hữu ích và cần thiết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

Bản lĩnh thép của người chiến sỹ Công an nhân dân

Bản lĩnh thép của người chiến sỹ Công an nhân dân

(ANTV) - Rắn rỏi, năng động và đầy nhiệt huyết – đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp Thiếu tá Nguyễn Phương Anh, cán bộ Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA03), Công an tỉnh Lạng Sơn. Nhắc đến anh, không ai không biết, bởi anh là một chiến sĩ vừa xuất sắc trong công việc, vừa để lại dấu ấn đậm nét với bảng thành tích đồ sộ về giải thưởng và huy chương trong lĩnh vực thể thao.

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Xem thêm