Thứ Sáu, 20/09/2024 07:14 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Chi trả an sinh xã hội trên ứng dụng VN-eid

BT

(ANTV) - Triển khai chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội là 1 chủ trương lớn của Chính phủ, đây cũng là 1 trong những nội dung cụ thể hóa từ triển khai Đề án 06, và công tác chuyển đổi số.

Việc ứng dụng CNTT và các giải pháp số hóa trong thanh toán chi trả chính sách an sinh xã hội cho người dân đã mang lại những lợi ích hết sức thiết thực, cụ thể, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc đối với người dân, xã hội, đặc biệt là những người được thụ hưởng trực tiếp các chính sách về an sinh xã hội.

Và tới đây, việc đưa vào sử dụng tính năng an sinh xã hội trên ứng dụng VneID được kỳ vọng cung cấp thêm dịch vụ tiện ích phục vụ đời sống dân sinh trong xã hội số.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với nhiều giải pháp quyết liệt, thống kê từ tháng 01/2023 đến 3/2024, hiện 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội.

Trong đó có gần 1,1 triệu đối tượng an sinh xã hội đã được chi trả qua tài khoản với số tiền đã chi trả là trên 3,4 tỷ đồng.

Chi trả an sinh xã hội được số hóa đã mang lại nhiều lợi ích, đảm bảo đến được tận tay người hưởng, nâng cao độ an toàn, nhanh chóng hơn, và tránh xảy ra việc chi trả tiền trợ cấp nhầm, trợ cấp thiếu.

Triển khai Đề án 06, Bộ Công an cùng với Bộ LĐTB&XH đã tạo lập, đối soát, làm sạch toàn bộ dữ liệu về an sinh xã hội với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây chính là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện việc chi trả đúng người, đúng đối tượng và không bị gian lận trong quá trình chi trả.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác số hóa hoạt động chi trả an sinh xã hội, hiện các đơn vị của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính đã hoàn thiện tính năng an sinh xã hội nhằm xây dựng nền tảng thanh toán chi trả an sinh xã hội trên ứng dụng VN-eID.

Với công dân khi đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VN-eID, sẽ hiển thị tiện ích về an sinh xã hội.

Theo đó, mỗi người dân sẽ được cấp một “Tài khoản an sinh xã hội” gắn với số định danh cá nhân trên ứng dụng VN-eID.

Với tiện ích này, bất kỳ người dân nào cũng có thể từ ứng dụng Vn-eID để đăng ký tài khoản ngân hàng và số tài khoản mobile money.

Theo đó, thông tin tài khoản sẽ được xác thực với các ngân hàng.

Thông tin danh tính của công dân cùng lúc cũng sẽ được xác thực trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dữ liệu của ngành lao động thương binh xã hội.

Thông tin được xác thực trùng khớp là một người, hồ sơ đề nghị thanh toán được chuyển tới kho bạc nhà nước.

Sau khi thực hiện công tác kiểm soát xong, kho bạc sẽ đưa dữ liệu bảng thanh toán lên cổng trao đổi dữ liệu với ngành ngân hàng.

Quy trình này khác và tiến bộ hơn. Bởi nếu như trước đây khi các đơn vị chuyển lên dịch vụ công trực tuyến thì Kho bạc Nhà nước sẽ phải in, phục hồi bảng thanh toán và mang bảng thanh toán ra ngân hàng thương mại để thanh toán.

Với quy trình này, sẽ giảm thiểu việc lập lại danh sách, rút ngắn thời gian, quy trình, và giảm khâu trung gian trong chi trả các trợ cấp.

Việc liên thông được thực hiện từ kho bạc – ngân hàng đến người dân trên một hệ thống, và giải quyết trong cùng 1 thời gian thực.

Mục tiêu được Bộ Công an cùng với các bộ, ngành đặt ra, đó là sẽ xây dựng cho tất cả công dân đều có tài khoản an sinh xã hội được xác thực với danh tính từ dữ liệu quốc gia về dân cư.

Như vậy trong trường hợp, một người nào đó trở thành đối tượng được chi trả an sinh xã hội thì ngay lập tức có thể thụ hưởng ngay. Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số giúp việc theo dõi quá trình, kết quả chi trả được cập nhật liên tục.

Điều này đảm bảo toàn bộ quy trình chi trả theo qua ứng dụng VN-eID được thuận tiện, công khai, minh bạch, đúng người, đối tượng.

Dự kiến ngay trong tháng 4 này, Bộ Công an sẽ chính thức cung cấp tiện ích an sinh xã hội được hiển thị và sử dụng trên nền tảng ứng dụng VN-eID.

Tiện ích an sinh xã hội thông qua VNeID có tính năng cho phép xác thực người hưởng với những thông tin liên tục được cập nhật, làm sạch - sẽ đảm bảo người hưởng là người thực tế được nhận tiền, nhà nước không bị thất thu, tiền đến được đúng đối tượng. Hướng đến mục tiêu đến cuối năm 2024, tỷ lệ đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội có tài khoản phấn đấu phải đạt tối thiểu 30%, qua đó đẩy nhanh công tác số hóa chi trả an sinh xã hội nói chung cũng như thanh toán qua tài khoản đối với các đối tượng an sinh xã hội nói riêng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm