Thứ Sáu, 20/09/2024 07:51 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Băn khoăn về đề xuất mức phạt liên quan đến GPLX

(ANTV) - Mới đây, Bộ Giao thông - Vận tải đã trình Chính phủ dự thảo Sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. 

Trong đó, dự thảo Nghị định 100 sửa đổi đề xuất tăng mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến việc sử dụng giấy phép lái xe. Cụ thể là việc chậm đổi bằng lái có thời hạn sẽ được nâng mức phạt so với hiện hành. Tuy nhiên, xung quanh nội dung này hiện đang có nhiều luồng ý kiến từ người dân và các chuyên gia.

Cụ thể, hiện nay mức phạt đối với việc sử dụng giấy phép lái xe ôtô quá hạn 6 tháng từ 4 đến 6 triệu đồng. Tại dự thảo mới, mức phạt với người sử dụng giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng là từ 5 - 7 triệu đồng. Trên 3 tháng không đổi bằng cũng như không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng.

Thế nhưng, việc đánh đồng mức phạt từ 10 đến 12 triệu đồng đối với việc chậm đổi bằng, ngang bằng mức phạt đối với hành vi sử dụng bằng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, như chúng ta hay nói là dùng bằng giả hoặc không có bằng lái. Tính chất và mức độ nguy hiểm của 2 lỗi vi phạm này là hoàn toàn khác nhau, 1 lỗi thì có thể là do vô tình  nhưng 1 lỗi thì chắc chắn là cố ý.

Không chỉ là tách biệt 2 hình thức vi phạm này mà các chuyên gia còn lưu ý, các cơ quan lập pháp cần phải điều chỉnh lại mức phạt đối với 2 hành vi này. Trong đó, mức phạt được đề xuất cho việc chậm đổi bằng lái đang được cho là quá nặng, còn hành vi cố ý dùng bằng giả, không có bằng lái những vẫn điều khiển phương tiện thì 10 – 12 triệu vẫn chưa tương xứng với hậu quả mà hành vi này có thể mang lại cho xã hội.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc đề xuất tăng mức phạt đối với các vi phạm giao thông cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và mang tính khả thi. Chứ không phải là cứ tăng mức phạt, tăng cấp độ răn đe thì sẽ mang lại hiểu quả tích cực. Mục đích chính của việc xử phạt các lỗi vi phạm đó là giáo dục, nâng cao nhận thức ý thức người điều khiển phương tiện, qua đó giảm thiểu tai nạn. Chứ không phải là gây thêm nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm