(ANTV) - Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có việc luôn bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, các thế lực phản động, thù địch vẫn cố tình xuyên tạc, vu cáo, kích động với luận điệu “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam là hết sức tồi tệ”.
Người dân được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Internet và chuyển đổi số
Thời gian qua, mỗi người dân Việt Nam đều có cảm nhận về những thay đổi mà quá trình chuyển đổi số tạo ra trong đời sống xã hội, với những lợi ích thiết thực đang được thụ hưởng. Sự ra đời và phát triển của các mô hình dịch vụ, ứng dụng, hay sản phẩm công nghệ trên nền tảng kết nối Internet đã đem lại sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức con người. Thế nhưng, các thế lực phản động, thù địch, các tổ chức thiếu thiện chí vẫn cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa ra những đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật về quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.
Hết xuyên tạc về tự do ngôn luận, các đối tượng thù địch, thế lực phản động cho rằng tại Việt Nam không có tự do internet. Điển hình là Báo cáo thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên mạng 2022) đã xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới. Chưa dừng lại, một số cá nhân còn cho rằng “Việt Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng Internet hay các nền tảng mạng xã hội”.
Thực tế cho thấy, sự phát triển và tự do Internet tại Việt Nam là thực tế không thể phủ nhận. Khi đại dịch Covid-19 ập tới, kéo theo giãn cách xã hội, Internet trở thành con đường duy nhất để nhiều người, nhiều gia đình kết nối với bên ngoài. Chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin trong nước và trên toàn thế giới mọi lúc mọi nơi, thậm chí làm việc, học tập mà không cần ra khỏi nhà.
Cũng nhờ có internet mà thanh toán số không còn còn là đặc trưng của đô thị, mà người dân ở nông thôn và miền núi đều có thể tiếp cận.
Sau hơn 1/4 thế kỷ, từ dịch vụ xa lạ với người dân Việt Nam, số người dùng internet tại Việt Nam đã lên đến hơn 70 triệu người, cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Hạ tầng viễn thông đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường xã. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội cũng chiếm tới 78% dân số.
Internet giờ đây đã trở thành nền tảng để xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số hiện đại. Nhờ chuyển đổi số, cuộc sống người Việt đã quen dần với dịch vụ công trực tuyến, mua hàng qua kênh thương mại điện tử và thụ hưởng những giá trị mà Internet mang lại.
Những tiện ích, dịch vụ số đang từng bước được phủ rộng trên khắp cả nước. Từ thành thị tới nông thôn, từ doanh nghiệp tới mỗi người dân đều nhìn rõ và có thể nắm bắt được cơ hội của mình từ chuyển đổi số.
Nỗ lực bảo vệ quyền con người trên môi trường số
Sự phát triển của internet và công nghệ số đã và đang mở ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế – xã hội rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên, với hàng trăm triệu trao đổi, giao dịch dân sự trên môi trường số mỗi ngày, nó cũng được dự báo tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tiêu cực con người nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, cần có những chính sách pháp luật đặc thù để quản lý hoạt động trên không gian mạng, trong đó có những quy định để bảo đảm quyền con người trong quá trình chuyển đổi số.
Tháng 4/2023, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được một số đơn trình báo của người dân về việc thông tin cá nhân bị các đối tượng của tổ chức khủng bố Việt Tân sử dụng để đăng ký cái gọi là chương trình "Trưng cầu dân ý”, bầu Đào Minh Quân làm "Tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa". Đây chỉ là một trong những hệ quả của việc thiếu cẩn trọng, để lộ lọt thông tin cá nhân của người dân trên mạng Internet.
Theo thống kê của Bộ Công an, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.
Bài toán làm sao vừa quản lý, sử dụng hiệu quả, vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân được đặt ra cấp thiết. Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ bí mật cá nhân, quyền con người, quyền công dân và an ninh mạng. Đáng chú ý, Nghị định 13 được tiếp thu, hài hòa với thông lệ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền con người.
Để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng và lợi ích quốc gia, nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật an ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin... đã được ban hành. Trong đó có các quy định cụ thể về quyền của người dân khi sử dụng và kinh doanh trên mạng Internet. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn, xử lý tin xấu độc với các nền tảng xuyên biên giới được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan chức năng.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia. Trong quá trình ấy, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng để bảo đảm tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.
Những năm qua, đại diện nhiều nước và tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đều hoan nghênh thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Trong đó, ghi nhận những nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội và quyền con người trong quá trình chuyển đổi số. Những thành tựu này chính là khẳng định sự cam kết của Việt Nam với bạn bè quốc tế nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền.
(ANTV) - Hội nghị thượng đỉnh Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Summit 2024). Với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai”, sự kiện nhằm mang đến một nền tảng kết nối trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thông qua trao đổi các thông tin công nghệ, sáng kiến tiên tiến và thảo luận chuyên sâu về việc phát triển xã hội theo hướng sáng tạo bền vững.
(ANTV) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày.
(ANTV) - Tuần vừa qua có một đợt phát hành phim với nhiều cái tên đáng chú ý. Tuy nhiên, theo số liệu của The Box Office Vietnam, phim ‘Cười xuyên biên giới’ đang dẫn đầu phòng vé, thu 34,4 tỉ đồng dịp cuối tuần.
(ANTV) - Blockchain và trí tuệ nhân tạo AI không chỉ định hình tương lai các ngành công nghệ mà đang trở thành cơ hội giúp sinh viên nắm bắt và dẫn đầu xu hướng công nghệ toàn cầu.
(ANTV) - Vào khoảng 7h15 ngày 21/11, tại cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) xảy ra vụ xe chở rác khi đang lưu thông qua cầu treo thì va vào lan can cầu rơi xuống sông. Trên xe có 2 người và hiện đang mất tích.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Các quy định thí điểm nhà ở thương mại trên đất quốc phòng, an ninh thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, là 1 trong những nội dung được các đại biểu quan tâm.
(ANTV) - Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
(ANTV) - Nhằm tăng cường công tác phối hợp, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, vào sáng ngày 21/11 tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với các đơn vị, trực tiếp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, khó khăn còn đặt ra. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chủ trì buổi làm việc.
(ANTV) - Xác định các trụ sở Bộ Công an là cơ sở trọng điểm về an ninh chính trị nói chung và phòng, chống cháy nổ nói riêng, lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm chỉ đạo, yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, chủ động các phương án PCCC và CNCH các trụ sở cơ quan Bộ Công an trong mọi tình huống. Đặc biệt công tác phòng ngừa luôn được coi trọng, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của từng đơn vị. Cùng với đó, là việc thường xuyên thực tập phương án chữa cháy, huấn luyện, nâng cao năng lực cho đội PCCC cơ sở, phát huy hiệu quả phương châm bốn tại chỗ.
(ANTV) - Ngày 21/11, tại tổ 4, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II - Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho gia đình đồng chí Thiếu tá Quàng Văn Chinh, cán bộ phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Sơn La.