Thứ Năm, 21/11/2024 20:32 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Bạo lực học đường - nỗi đau bao giờ chấm dứt?

(ANTV) - Bạo lực học đường – vấn đề này đã diễn ra trong một thời gian dài và đang là nỗi trăn trở của mỗi gia đình và toàn xã hội. Những vụ việc bạo lực học đường liên tiếp xảy ra thời gian gần đây một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về chuẩn mực, đạo đức học đường. Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ nằm ở vết thương trên cơ thể mà còn gây ra những tổn thương khác về mặt tinh thần; học hành sa sút; khủng hoảng quan hệ xã hội. Đó là những tác hại nguy hiểm mà chúng ta cần phải nhìn nhận.

Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo, trong một năm học, trung bình toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau. Cứ khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì lại có 1 trường có học sinh đánh nhau.

Đó là những con số đáng báo động. Các vụ bạo lực học đường xuất hiện trên mạng xã hội hay trên báo chí có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì chỉ khi nạn nhân lên tiếng hoặc xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì mới chúng ta mới có thể phát hiện và ghi nhận được các trường hợp bị bạo lực.

Trong bạo lực học đường, đôi khi “kẻ đi bắt nạt” cũng là “nạn nhân”. Một người từng trải qua bạo lực, là nạn nhân trong quá khứ cũng có thể sẽ mang theo những phẫn uất, căm hận của mình đến với thực tại và lựa chọn cách trút lên những người thiếu khả năng chống trả để xả đi những phẫn nộ mình đang mang.

Tình trạng bạo lực học đường sẽ đi về đâu trong khi nhiều cha mẹ mải mê kiếm tiền, thầy cô chỉ lo chạy đua hết kiến thức, học sinh chẳng biết bám víu vào ai khi bị bạo lực học đường. Một bài toán khó về việc “dành thời gian cho sự thấu hiểu con trẻ”.

Chưa bao giờ tình trạng bạo lực học đường lại là hồi chuông cảnh báo, là vấn đề "nóng" nhận được sự quan tâm nhiều như vậy của dư luận xã hội. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang đặt ra cho cả xã hội những câu hỏi lớn: Bạo lực học đường đến từ đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Chúng ta đã có biện pháp gì để bảo vệ các em học sinh khỏi những hành vi bạo lực học đường?

Hướng tới mục tiêu giúp trẻ em được hưởng các quyền cơ bản; tham gia ngăn chặn mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em, trong đó có Quyền được bảo vệ ở trẻ. Đại hội đại biểu Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam lần thứ IV được tổ chức vào ngày 1/12 mới đây đã triển khai nhiều hoạt động có sự đổi mới sáng tạo về công tác hỗ trợ, bảo vệ trẻ em trước các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho trẻ về Quyền được bảo vệ.

Bạo lực học đường đã không còn là câu chuyện của riêng ai. Bất cứ lúc nào, con em của chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực hoặc kẻ gây ra bạo lực học đường. Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ. Bởi đó là điều cốt lõi để tạo dựng một môi trường không có bạo lực, một xã hội văn minh văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Triển lãm ánh sáng về cổ sinh vật Kỷ Jura tại Pháp

Triển lãm ánh sáng về cổ sinh vật Kỷ Jura tại Pháp

Thế giới 21/11/2024

(ANTV) - Một sự kiện ánh sáng vừa khai mạc tại Vườn Bách thảo Quốc gia ở thủ đô Paris, Pháp. Lấy chủ đề "Kỷ Jura", sự kiện mang đến nhiều tác phẩm đẹp mắt, thể hiện sự sống rực rỡ của các cổ sinh vật đã tồn tại cách đây 200 triệu năm.

Công bố thiết kế sân vận động World Cup 2034

Công bố thiết kế sân vận động World Cup 2034

Thế giới 21/11/2024

(ANTV) - Ả-rập Xê-út vừa công bố thiết kế sân vận động King Salman, dự kiến sẽ là nơi diễn ra các trận đấu trong khuôn khổ Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2034. Sân vận động tọa lạc tại thủ đô Riyadh, có sức chứa 92.000 chỗ ngồi và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2029.

Nâng cao văn hóa giao thông - trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

Nâng cao văn hóa giao thông - trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Có thể nói, văn hóa giao thông là đề tài không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ đối với xã hội hiện nay. Khi một cộng đồng cùng tham gia lưu thông trên đường, rất cần ý thức tự giác, cách hành xử có văn hóa của mỗi người để trật tự giao thông luôn được duy trì, đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản của mỗi cá nhân.

Tăng cường xử lý xe 3 gác, xe tự chế

Tăng cường xử lý xe 3 gác, xe tự chế

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, giảm thiểu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông, đặc biệt thời điểm cuối năm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao…, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội đã tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, trong đó có các phương tiện xe ba gác, xe 3 bánh xe chở hàng hóa cồng kềnh.

Ngăn chặn vi phạm pháp luật về pháo nổ

Ngăn chặn vi phạm pháp luật về pháo nổ

Pháp luật 21/11/2024

(ANTV) - Trong những ngày vừa qua, tại một số địa phương đã xảy ra các vụ nổ nghi do chế tạo pháo trái phép, gây chết người. Qua thực tế hàng năm, quy luật cho thấy thời điểm những tháng cuối năm như hiện nay, tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo thường diễn biến phức tạp và tăng cao so với những tháng đầu năm.

Chợ Giáng sinh sớm ở Budapest, Hungary

Chợ Giáng sinh sớm ở Budapest, Hungary

Thế giới 21/11/2024

(ANTV) - Hơn 1 tháng nữa, lễ Giáng sinh mới diễn ra, nhưng ở thời điểm này, không khí của lễ hội đã rộn ràng khắp các quốc gia châu Âu. Mà nhắc tới Giáng sinh không thể không nhắc tới các khu chợ biểu tượng, trong đó có khu chợ Giáng sinh ở thủ đô Budapest, Hungary.

Xem thêm