(ANTV) - Tại một số bản vùng cao, vùng sâu trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giới như: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, một bộ phận phụ nữ không được học nghề, không tham gia công tác xã hội; tình trạng bỏ học của nữa giới vẫn còn cao, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra. Trước tình hình trên rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị nơi đây để giúp người phụ nữ có cái nhìn xa hơn, hủ tục lạc hậu đựợc xoá bỏ.
Huyện Sốp Cộp được chia tách từ huyện Sông Mã vào tháng 1/2004, thành lập huyện mới được gần 20 năm và do nằm cách xa trung tâm thành phố, đường xá đi lại khó khăn nên đời sống kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn.
Huyện biên giới Sốp Cộp, có 8 xã, 23 bản,đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 96,7%, có 7 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Kinh, Tày, Mường). Bà con nơi đây có trình độ dân trí không đồng đều, địa phương còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng những năm qua, nhờ thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số như Chương trình 135, Chương trình 30a… bộ mặt nông thôn nơi đây đã có nhiều khởi sắc.
Tại các xã vùng xâu, xa của Sơn La nói chung, ở huyện Sốp Cộp nói riêng một số bộ phận người dân có trình độ nhận thức không đồng đều, nhiều nơi, nhiều người vẫn còn nhiều nặng nề quan điểm phải sinh được con trai để “nối dõi tông đường”. Chính từ quan niệm này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính. Nam giới đến tuổi kết hôn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời.
Những năm qua, mặc dù đã thực hiện các giải pháp về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình, song tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên và tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Sốp Cộp vẫn còn khá cao.
Xã Mường Lạn cách trung tâm huyện Sốp Cộp khoảng 40k đường xá đi lại khó khăn, và 100% bà con là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, và trong quan niệm của người đồng bào nơi đây là gia đình phải có con trai để nối dõi, tự tưởng đó đã ăn sâu vào nhiều thế hệ.
Ở một số vùng cao phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình, nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ. Thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Chỉ vì không có tiếng nói trong gia đình mà nhiều em gái ở các trường học trên địa bàn huyện Sốp Cộp 13, 14 tuổi đã bỏ học về lấy chồng.
Trường PTDTBT THCS (phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở) Mường Lạn, là một trong 9 trường học trên địa bàn huyện Sốp Cộp có số học sinh bỏ học cao nhất năm học 2022- 2023. Em Sùng Thị Dênh là học sinh lớp 8 của trường, trong năm học vừa qua em đã phải bỏ học giữa chừng để lấy chồng.
Em Sùng Thị Dênh trong 7 năm học vừa qua năm nào em cũng đạt học sinh tiến tiến. Em là cô gái được sinh ra trong gia đình đồng bào dân tộc Mông. Mà phong tực tập quán cảu bà con đồng bào Mông nơi đây con cái thường lấy chồng lấy vợ sớm 14, 15 tuổi đã lập gia đình, nên Dênh cũng thế.
Khi lấy chồng về thì mọi công việc sinh hoạt trong gia đình nhà chồng thì đều đến tay Dênh. Nhìn người con gái có dáng người nhỏ nhắn nhưng chân tay em nhăn thăn thoát, không lúc nào ngơi nghỉ.
Trên khuôn mặt của em giờ đây không còn nét vui tươi, lúc nào cũng phảng phất nỗi buồn, nỗi buồn mang tên cuộc sống.
Giảm thiểu tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, và tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn cần có sự chung tay của các tổ chức, cộng đồng và chính quyền địa phương, mà trong các Chiến sĩ Công an huyện Sốp Cộp luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền vận động bà con. Dù địa bàn huyện Sốp Cộp đường đi đến các bản các xã còn khó khăn có nơi còn không có đường bộ, nhưng cán bộ chiến sỹ Công an nơi đây không quản ngại khó khăn vấy vả để đến với bà con dân bản.
Các chiến sĩ Công an huyện Sốp Cộp luôn thực hiện phương châm “bám bản, bám địa bàn”, tiếp xúc, tranh thủ uy tín của các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động bà con sinh đẻ có kế hoạc, không sinh nhiều con, dẫn đến kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình và an ninh trật tự tại địa phương.
Để những người phụ nữ, trẻ em nơi đây nhận thức rõ được chính mình đang là nạn nhân của tư tưởng bất bình đẳng giới. Và cho họ nhận thức rõ được những vấn đề đang nổi cộm ở địa phương ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự như trọng nam khinh nữ, bạo lực gia đình, tảo hôn, xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ/trẻ em gái, thì các chiến sĩ Công an huyện Sốp Cộp luôn 3 cùng với bà con cùng ăn, cùng ở, cùng lao động.
Để hướng tới một xã hội bình đẳng, nơi phụ nữ và trẻ em gái được đối xử công bằng và được trao quyền, cơ hội phát triển như nam giới cần thực hiện mạnh mẽ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm vào việc cải thiện vấn đề bình đẳng giới, nâng cao địa vị phụ nữ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, đề án phúc lợi kinh tế có chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái.
(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.
(ANTV) - Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ D.Trump đã đột ngột thông báo hoãn áp thuế 90 ngày với hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc. Động thái bất ngờ của Mỹ đã khiến thế giới thở phào, song cũng mở ra nguy cơ về một chiến thương mại Mỹ - Trung sâu sắc hơn bao giờ hết.
(ANTV) - Theo thông tin từ các cơ quan y tế Yemen, các cuộc không kích mới nhất của Mỹ vào Yemen đã khiến 15 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
(ANTV) - Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, miền Nam được giải phóng, non sông thu về một mối. Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ là kết quả của một chiến dịch quân sự thần tốc, mà còn là kết tinh của nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, quân sự và tinh thần đại đoàn kết dân tộc sâu sắc. Có thể khẳng định, chiến thắng 30/4 là minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam.
(ANTV) - Đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang đến rất gần. Những ngày tháng 4 lịch sử, hàng nghìn quân nhân đã theo tàu vào Nam chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những ngày này, các chiến sĩ lực lượng CAND và QĐND đang gấp rút luyện tập cho ngày hợp luyện. Trong đó, có công tác bảo đảm những loạt pháo lễ vang rền, chính xác, an toàn, thể hiện khí thế hào hùng, niềm hân hoàn của cả dân tộc ta trong ngày vui đại thắng.
(ANTV) - Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
(ANTV) - Tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số. Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi “Công ước Hà Nội”.
(ANTV) - Ngày 10/4, đoàn công tác của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác vận hành hệ thống Cảnh báo sự cố cháy, nổ, tai nạn tại Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh.
(ANTV) - Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị P4G (Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế An ninh, trật tự P4G Bộ Công an đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.