
(ANTV) - Hệ thống đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân, bảo vệ thành quả phát triển kinh tế xã hội đạt được.
Có thể nói, đê là những bức thành trì vững chắc bảo vệ xóm làng, bảo vệ nhân dân. Nhưng cơn bão số 3 vừa qua đã mang đến trận lũ lịch sử, làm lung lay những bức thành trì ấy.
Nước ào ạt dồn về các hồ chứa, dồn về các đập thuỷ điện. Nước băng băng đổ về hạ lưu, cuốn phăng tất cả những gì cản đường nó. Nước tàn phá chân đê, nuốt chửng hoa màu, cây cối, đục khoét phù sa, thọc sâu rồi đánh sập những đoạn đê xung yếu.
Đê vỡ, nước ùa vào tàn phá xóm làng, tàn phá nhà cửa, rồi cuốn tất cả ra sông. Lũ rút, cảnh vật tang thương, hàng loạt các tuyến đê dọc theo các sông lớn bị tàn phá, huỷ hoại nghiêm trọng.
Đê sông Lô đoạn chảy qua địa phận xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nước đánh sập và cuốn phăng hàng chục mét. Nước tràn vào xóm làng, tàn phá hoa màu, gây ngập lụt nghiêm trọng.
Đê sông Lô địa phận xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nước lũ ào ạt đổ về đã khoét sâu, làm sạt lở cả trăm mét đê xung yếu.
May thay, trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc ấy, chính quyền và nhân dân xã đã dồn mọi nguồn lực cứu đê. Nếu không, những xóm làng trù phú này đâu còn đẹp tươi như thế này.
Xuôi xuống Hạ Lưu sông Lô, đoạn đê thuộc địa phận xã Bạch Lưu, tỉnh Vĩnh Phúc cũng sạt lở nghiêm trọng. Nước lũ đã cuốn bay hàng chục mét chân đê. Những bụi tre già cũng bị cuốn đi trong dòng nước dữ.
Nhà cửa và tài sản của nhân dân trực chờ đổ sập xuống sông bất cứ lúc nào. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp để tập trung lực lượng bảo vệ an toàn đê.
Chúng ta đang phải gánh chịu những tổn thất to lớn do thiên tai mạng lại. Thật không giám tưởng tượng, nếu hàng loạt những tuyến đê bị vỡ trong trận lũ vừa rồi, thì hậu quả sẽ khủng khiếp đến nhường nào. Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ cấp bách được đặt ra cho cả hệ thống chính trị là bằng mọi giá phải đảm bảo an toàn tuyết đối cho mạng lưới đê điều.
Để bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trước thiên tai, bão lũ, chúng ta đã có hẳn 2 Đạo luật, đó là Luật bảo vệ đê điều và Luật phòng, chống thiên tai.
Tại Điều 5, Luật Đê điều 2006, sửa đổi ,bổ sung năm 2020 đã quy định rõ: Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Tại Điều 4, Luật cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó nhấn mạnh: Nghiêm cấm Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều; sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều; Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác.
Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ đê điều sẽ bị xử lý theo Nghị định 03/2022 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
Nếu các hành vi vi phạm cấu thành tội phạm, thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ Luật hình sự, 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, các hành vi vi phạm về an toàn đê điều vẫn diễn ra công khai, thường xuyên mà không bị xử lý.
Như ở khu vực Cảng Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mặc dù, từ trước khi cơn bão Yagi đổ bộ, trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên các tuyến sông Hồng, sông Đà, UBND tỉnh Phú Thọ đã đình chỉ khai thác đối với 35 mỏ cát trên các tuyến sông này.
Vậy nhưng, đây là những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận vào lúc 6h45p sáng ngày 24/9/2024, tại khu vực Cảng Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các tàu hút công khai hút cát lòng sông lên các tàu hàng để chở đi. Rõ ràng, đây là hành vi “ăn cắp” tài nguyên trắng trợn của tổ chức, cá nhân nào đó, nhưng lại không bị xử lý một các triệt để.
Hay như trạm trộn bê tông ở ngay chân cầu Văn Lang, thành phố Việt Trì này. Hàng chục năm tồn tại trên đất công, không phải đóng bất kỳ một khoản tiền thuê đất nào, nhưng trạm trộn này vẫn hiên ngang hoạt động, chình ình ngay chân cầu, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều, đe doạ hành lang thoát lũ.
Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng lớn đến các công trình thuỷ lợi, đê điều. Để ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó, quan trọng nhất hiện nay là khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, ngập úng, lũ lụt bằng giải pháp công trình và phi công trình. Cục thể là xây dựng các công trình nâng cấp đê điều, thuỷ lợi, từ đó cải thiện năng lực thoát lũ.
Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử vừa qua, các cấp, các ngành, các địa phương cần nhanh chóng khắc phục các mặt còn yếu kém, khuyết điểm, đặc biệt là tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trước các hiểm hoạ của thiên tai.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng đã ra quyết định truy nã ba đối tượng về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Số máy đường dây nóng của Cơ quan CSĐT Bộ Công an: 069.234.5860 hoặc 069.232.1667 luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi thông tin phát hiện hoặc có liên quan đến các đối tượng trên, quý vị nếu có thông tin, hãy báo ngay cho chúng tôi hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
(ANTV) - Liên quan đến những sai phạm trong hoạt động đấu thầu xảy ra tại Công ty TNHH cây xanh Công Minh, chiều 4/4, tại họp báo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, đến nay cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 3 bị can là Nguyễn Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cây xanh Công Minh, Lê Thị Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH cây xanh Công Minh và Ngô Thị Ngọc Lý, trưởng ban pháp lý kiêm kế toán trưởng Tổng Công ty cây xanh Công Minh.
(ANTV) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị đã tiến hành triệu tập đối tượng gây tạn nạn giao thông rồi bỏ trốn chỉ sau 01 giờ đồng hồ xảy ra vụ việc.
(ANTV) - Trận động đất mạnh xảy ra ngày 28/3 tại Myanmarđã làm rung chuyển khu vực sinh sống của 28 triệu người, san phẳng nhiều cộng đồng dân cư và đẩy hàng nghìn người dân vào cảnh "màn trời, chiếu đất". Vì vậy, bên cạnh công tác tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân tại thủ đô Nây Pi đô, Myanmar, Đoàn cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam còn có nhiều hoạt động nhân đạo, hỗ trợ đời sống cho nhân dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất.
(ANTV) - Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của nhóm Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác kỹ thuật và kinh tế đa ngành (BIMSTEC) (Bimxtec) đã diễn ra ngày 4/4 ở thủ đô của Thái Lan. Hội nghị lần này do Chính phủ Thái Lan tổ chức sau 7 năm gián đoạn các cuộc họp trực tiếp, nhằm thảo luận về tầm nhìn thống nhất cho tương lai của khu vực. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo 7 quốc gia thành viên, bao gồm cả Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar.
(ANTV) - Sáng 5/4 (theo giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách của đảng Cộng hòa với tỷ lệ phiếu 51-48. Dự thảo này nhằm gia hạn các khoản cắt giảm thuế từ thời Tổng thống Donald Trump năm 2017, tăng trần nợ liên bang thêm 5.000 tỷ USD và cắt giảm mạnh chi tiêu chính phủ.
(ANTV) - Trên địa bàn phường Đồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh vừa xảy ra vụ hỏa hoạn tại một lán kinh doanh đồ ăn uống, khiến bé gái 2 tuổi thiệt mạng.
(ANTV) - Chiều 4/4, Học viện An ninh nhân dân tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua Vì ANTQ giai đoạn 2020 – 2025. Vinh danh những tập thể, cá nhân tiêu biểu về tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, cống hiến, gương mẫu trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển Học viện.
(ANTV) - Mập mờ về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, quảng cáo là những sản phẩm của Nhật, Hàn thế nhưng thực chất lại là made in China. Chiêu trò này thời gian qua đang được nhiều công ty áp dụng với các sản phẩm tã, bỉm trẻ em…
(ANTV) - Thời gian qua, tình trạng lừa đảo lợi dụng nhu cầu tìm việc làm đang diễn biến phức tạp. Một số đối tượng dẫn dụ nạn nhân đóng tiền cọc trước khi nhận việc, sau đó chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tài sản. Đặc biệt nguy hiểm hơn, một số tổ chức có yếu tố nước ngoài đã dụ dỗ người Việt Nam với chiêu trò "việc nhẹ, lương cao", sau đó ép buộc họ tham gia các hoạt động lừa đảo trên mạng.