Thứ Hai, 25/11/2024 15:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc

(ANTV) - Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, chiếm 14,68% tổng dân số cả nước. Nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số, phù hợp với các văn kiện pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, bất chấp thực tế, các thế lực thù địch phản động vẫn tiếp tục chiêu bài công kích chúng ta trên bình diện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo thống kê, trong số những người đang phải chịu cảnh đói nghèo kinh niên tại Việt Nam, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số đang chiếm một tỷ lệ bất cân xứng. Chiếm khoảng 15% dân số cả nước nhưng họ lại chính là 90% những người nghèo cùng cực của đất nước, và 50% trong số này đang bị nghèo đa chiều.

Thu nhập bình quân đầu người của họ chỉ bằng 40-50% bình quân đầu người cả nước. Nhưng bất chấp những thách thức đó, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo.

Để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo bền vững, Chính phủ đã dành một nguồn vốn lớn giúp bà con sửa chữa, xây nhà an cư lạc nghiệp.

Từ 40 triệu đồng vay vốn của Ngân hàng CSXH thành phố theo Nghị định 28 của Chính phủ, mùa mưa bão năm nay, 10 hộ gia đình ở xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh đã không còn cảnh phải lo lắng tá túc nhờ nhà người thân.

Rất nhiều chính sách hướng về đồng bào dân tộc thiểu số, là bàn đạp để họ thay đổi cuộc sống.

Ruộng lúa đầu tiên của gia đình Ma Phốt hôm nay thu hoạch. Niềm vui lúa mới đến từ công trình trạm bơm thủy lợi và kênh mương nội đồng được huyện đầu tư hơn chục tỷ đồng.

Hơn thế, bà con còn được hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là được hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật thâm canh lúa nước.

Với Tây Nguyên, Đảng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên, đặc thù áp dụng riêng cho khu vực này. Nhiều dự án được triển khai mang đến cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây kỳ vọng về một sự chuyển mình mạnh mẽ.

Từ năm 2011, các tỉnh Tây Nguyên bắt tay vào xây dựng nông thôn mới.

Hạ tầng nông thôn được đầu tư bài bản, những nhà nguyện khang trang được xây dựng từ nguồn xã hội hóa…

Không chỉ chăm lo cho đồng bào có nơi sinh hoạt tôn giáo, các cấp chính quyền còn quan tâm đến đời sống bà con, từ đường điện, hệ thống nước sạch, điện đến những chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề và hỗ trợ vốn vay cho đồng bào.

Tây Nguyên sau gần 50 năm được giải phóng, đã có những bước phát triển về mọi mặt, đời sống của đồng bào được cải thiện rõ rệt. Vậy nhưng, bất chấp thực tế ấy, các thế lực thù địch, phản động, những kẻ thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn lu loa rằng Đảng, Nhà nước ta ngược đãi người thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống.

Ngày 18/11 vừa qua, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California (Mỹ) công bố “Báo cáo nhân quyền 2022 - 2023”, tiếp tục đưa ra những nội dung xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

Trên thực tế, đây là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, tập hợp thành viên chân rết của tổ chức này để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam.

Lấy hiện tượng để quy chụp bản chất. Dưới cái nhìn phiến diện có chủ đích, bản báo cáo năm nay dài hơn 100 trang cố tình đưa ra những tình tiết sai lệch về tình hình tự do dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam.

Không chỉ xuyên tạc rằng “Chính phủ Việt Nam ngược đãi, kỳ thị người dân tộc thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống”; các đối tượng còn đưa ra những thông tin sai lệch về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ.

Chúng kích động các hoạt động hội họp, lập hội, biểu tình, đòi thả những kẻ được chúng gọi là tù nhân lương tâm, ngang nhiên khuyến nghị đòi sửa đổi luật pháp Việt Nam, đòi Việt Nam xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vẫn là kịch bản cũ. Những bản báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại tiếp tục được các tổ chức đối nghịch chia sẻ, nhằm bóp méo thực tế, lu mờ những thành tựu của chúng ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Trong khi những nỗ lực này đều đã được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Một nguyên tắc, cũng là biểu hiện đặc trưng cơ bản trong chính sách dân tộc của Việt Nam, đó là Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Từ năm 2013 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản quyền con người, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong 10 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 125 luật, trong đó có 352 điều khoản luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số.

Trong hai ngày 29, 30/11, tham dự Kỳ họp thứ 111 của Ủy ban Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) tại Geneve (Thuỵ Sĩ), đoàn Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 5, trong đó nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người dân tộc thiểu số, đặc biệt là quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Chính phủ VN cam kết rất mạnh mẽ trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số để không ai bị bỏ lại phía sau, họ có đầy đủ cơ hội để phát triển, họ cũng dễ dàng được tiếp cận với các dịch vụ công. Chính phủ VN cũng có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Xóa đói giảm nghèo là một trong số đó, rồi khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh của người dân cũng được cải thiện rõ rệt… Tôi rất lạc quan với việc VN có thể làm được điều này, không chỉ cải thiện quyền con người trong nước mà còn giúp chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác, vd như vấn đề về giảm nghèo bền vững hay bình đẳng giới, VN hoàn toàn có thể chia sẻ với các nước ASEAN.

Thực tiễn sinh động và những đánh giá khách quan của những cá nhân, tổ chức uy tín của quốc tế, chính là minh chứng thuyết phục, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025

Kinh tế 25/11/2024

(ANTV) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và tiếp tục kích cầu nền kinh tế. Và nếu được thông qua thì đối với 1 số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ còn 8% - tức giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thời gian áp dụng từ ngày 1/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Thủ đô Amsterdam kỷ niệm sinh nhật lần thứ 750

Thủ đô Amsterdam kỷ niệm sinh nhật lần thứ 750

Thế giới 25/11/2024

(ANTV) - Thủ đô Amsterdam của Hà Lan đang chuẩn bị cho dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 750 của thành phố vào năm tới bằng một cuộc triển lãm tôn vinh người di cư với gần 300 hoạt động, lễ hội đường phố, hòa nhạc và triển lãm.

Thảm kịch từ việc nuôi chó thiếu kiểm soát

Thảm kịch từ việc nuôi chó thiếu kiểm soát

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Những vụ việc liên quan tới chó cắn chết người không mới, đã được cảnh báo rất nhiều lần, song vẫn có những câu chuyện đau lòng xảy ra. Mới đây đã thêm vụ việc đau lòng đã xảy ra tại Vĩnh Phúc khi bé gái 5 tuổi bị chó béc giê thả rông cắn chết. Điều này lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối nguy hiểm từ loài chó này. Thông tin này hiện đang thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận cũng như cộng đồng mạng, và nhiều ý kiến cho rằng, lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm các chủ nuôi chó thả rông, không rọ mõm để không xảy ra những thảm kịch từ việc nuôi chó.

Tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua

Tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua

Điểm tin 25/11/2024

(ANTV) - Viện kiểm sát đề nghị mức án với 15 bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil; Triệt phá đường dây buôn bán ma túy lớn tại Buôn Ma Thuột; Đà Nẵng: Xét xử nhóm thanh niên dùng hung khí tấn công người dân; Vĩnh Long: Truy xét nhóm côn đồ tấn công nhà dân; Hà Nội: Tai nạn thương tâm khiến 3 người tử vong tại Chương Mỹ;... là những tin tức an ninh trật tự nóng diễn ra trong 24 giờ qua.

Xử phạt tài xế lấn làn, vượt ẩu trên quốc lộ 2

Xử phạt tài xế lấn làn, vượt ẩu trên quốc lộ 2

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Tuyên Quang, vừa làm rõ và lập biên bản xử lý đối với người đàn ông, trú tại thôn Liên Bình, Đội Bình (Yên Sơn) là lái xe đầu kéo đã có hành vi vượt ẩu trên tuyến quốc lộ 2 Tuyên Quang - Hà Giang thuộc địa phận xã Thành Long (Hàm Yên).

Cảnh giác với tội phạm trộm cắp tài sản trong khu dân cư

Cảnh giác với tội phạm trộm cắp tài sản trong khu dân cư

Pháp luật 25/11/2024

(ANTV) - Với những thói quen như mở cửa sau để thông gió hay quên đóng cửa khi đi ngủ, các đối tượng trộm cắp tài sản đã lợi dụng để đột nhập lấy đi các tài sản có giá trị của người dân. Đáng nói hơn, nếu như trước đây, số tội phạm trộm cắp chỉ đột nhập khi gia chủ đi vắng thì nay chúng đã ngang nhiên, manh động lẻn vào khi chủ nhà còn thức hay đang ngủ say. Nguy hiểm hơn nếu như giữa đêm tối mà người dân phản kháng với tội phạm trộm cắp. Những vụ việc mà Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng làm rõ được trong thời gian qua đã cho thấy những sơ hở rất lớn còn tồn tại trong Nhân dân cần có biện pháp khắc phục.

Xem thêm