(ANTV) - Ngay từ khi triển khai thực hiện Đề án 06, Công an TP. HCM đã xác định một trong những việc khó nhất là thay đổi tư duy, nhận thức, thói quen từ truyền thống sang môi trường mạng, không chỉ với cán bộ, chiến sĩ mà với tất cả người dân.
Công an TP. HCM đã bố trí hơn 1.300 Công an chính quy tại Công an xã, thị trấn; bố trí hơn 7.800 biên chế lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính, đặc biệt cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin để ưu tiên bố trí các vị trí phù hợp trong thực hiện Đề án 06.
Để thực hiện Đề án 06, vấn đề tiên quyết là phải tiến hành cấp căn cước công dân gắn chíp. Tại TP. HCM, việc cấp căn cước công dân gắn chíp thực hiện qua 2 giai đoạn. Công việc này không khó nhưng cả giai đoạn 1 và 2 khi Công an TP.HCM cấp căn cước công dân gắn chíp cho công dân cũng là lúc TP. HCM và cả nước chìm trong đại dịch Covid-19, toàn lực lượng Công an TP. HCM lao vào chống dịch.
Việc cấp căn cước công dân có lúc phải đình trệ, nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát, cán bộ chiến sĩ Công an TP. HCM vừa tổ chức phòng, chống dịch nghiêm ngặt vừa tiếp tục thực hiện cấp căn cước công dân cho dân. Công việc vô cùng áp lực với tất cả các lực lượng tham gia.
Lãnh đạo Công an TP. HCM đã lên phương án khoa học nhất, tổ chức, sắp xếp, chú trọng việc chuẩn bị dữ liệu, thông tin công dân, giao nhiệm vụ cụ thể cho cảnh sát khu vực, trưởng công an phường, xã, thị trấn tổ chức cấp căn cước công dân lưu động, để vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa tạo thuận tiện cho người dân.
Đồng chí Dương Anh Đức, Bí thư Quận 1 TPHCM chia sẻ: Như chúng ta biết nội dung thực hiện trong đề án 06 hết sức thiết thực và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày trong thực thi công vụ của hệ thống chính quyền TP. HCM. Kết quả sẽ thể hiện rõ và đánh giá của nhân dân, của các doanh nghiệp, của các tổ chức khi người ta sử dụng các dịch vụ đặc biệt qua việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến và giải quyết công việc hàng ngày.
Công an TPHCM đã bố trí hơn 1.300 Công an chính quy tại Công an xã, thị trấn; bố trí hơn 7.800 biên chế lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin để ưu tiên bố trí các vị trí phù hợp trong thực hiện Đề án 06.
Đây là chiến dịch quy mô chưa từng có, với hàng trăm tổ công tác làm việc từ sáng sớm đến hơn 10 giờ đêm mỗi ngày, có tổ làm việc đến 0 giờ. Hình ảnh những cán bộ chiến sỹ Công an trên toàn thành phố đến tận nhà làm, giao căn cước công dân cho dân trở nên quen thuộc với bà con.
Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an TP. HCM cho biết: Thời gian qua, Công an thành phố với vai trò là thường trực tham mưu thực hiện đề án 06 đã được sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng của các sở ngành, ban chỉ đạo đề án 06 các quận huyện để đạt được kết quả như hiện này. Việc cấp tài khoản định danh điện tử và căn cước là nội dung trọng tâm mà Công an thành phố đã thực hiện. Với dữ liệu hơn 11 triệu dữ liệu dân cư được làm sạch, đây là nỗ lực không ngừng mà lực lượng Công an đã thực hiện đối với đề án 06.
Ngày 6/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 06/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Để phát huy tối đa những lợi ích, tiện ích của việc kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử, để mỗi cá nhân là “công dân số” góp phần hình thành chính quyền điện tử và quốc gia số, UBND TP. HCM, Công an TP. HCM đã phát động chiến dịch kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2. Lực lượng Công an TP. HCM luôn duy trì công tác làm sạch, làm giàu, bảo đảm dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.
Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP. HCM cho biết: Đề án 06 đã góp phần thay đổi nhận thức, quản lý công dân từ thủ tục thủ công sang sử dụng giấy tờ, phương thức quản lý hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính xác thực và xác định đúng trong quản lý thông tin cơ bản của công dân, giữa các ngành, địa phương, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức cho cả cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.
Thượng tá Nguyễn Đức Nghiệm, Trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP. HCM cho biết: Khi Đề án 06 đã hoàn chỉnh rồi, chúng tôi đã có một dữ liệu sạch, đó là đúng, đủ sạch. Chỉ cần người dân khai một vài thông tin là nó thể hiện hết 15 trường. Hồi trước kia người dân phải khai đủ 15 trường.
Thực hiện công tác “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” trong chiến dịch cấp và kích hoạt kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2. Với những nỗ lực cố gắng đó, đến nay Công an TP. HCM đã hoàn thành việc cấp căn cước công dân gắn chíp cho công dân trong độ tuổi cấp căn cước công dân có hộ khẩu thường trú tại TP. HCM, đang thực tế cư trú trên địa bàn. Công an TPHCM đã khen thưởng 61 tập thể, 742 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác này, cho thấy nỗ lực rất lớn của lực lượng Công an TP. HCM.
Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. Đây là một bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Việc cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 14 tuổi, cấp giấy chứng nhận căn cước dành cho người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch, thu thập dữ liệu mống mắt, ADN, giọng nói (người dân tự nguyện) theo quy định của Luật Căn cước sẽ góp phần làm giàu dữ liệu, đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số.
Bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP. HCM cho biết: Việc kế tiếp đó là phối hợp chặt chẽ cùng với Sở Thông tin Truyền thông trong vấn đề số hóa và khai thác hiệu quả kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Bởi trong các ý kiến góp ý của các đơn vị, chúng ta tập trung vào việc làm sao sử dụng dữ liệu hiệu quả. Như vậy thao tác của người dân khi sử dụng các dịch vụ công sẽ tiện lợi hơn và chúng ta sẽ phát triển đồng bộ được các dịch vụ công trực tuyến của thành phố hướng đến phát triển chính quyền số và xã hội số.
Công an TP. HCM đang gấp rút chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật để thu thập dữ liệu mống mắt, ADN, giọng nói của người dân vào cơ sở dữ liệu căn cước khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo Luật Căn cước.
Dù không bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ căn cước, nhưng Công an TPHCM khuyến khích người dân nên đi bổ sung dữ liệu sinh trắc học về ADN, mống mắt và giọng nói.
Thời gian tới, Công an TP. HCM tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục nghiên cứu những giải pháp sáng tạo, cách làm hay để tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án 06. Việc thực hiện tốt đề án đã góp phần hoàn thành việc chuyển đổi số của thành phố và đề án xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
(ANTV) - Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng. Ngày 9/11, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tấn công gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), ảnh hưởng đến một số tàu thuyền và hàng chục máy bay dân dụng.
(ANTV) - Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, pháp luật và điều ước quốc tế là nội dung luôn được Bộ Công an đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
(ANTV) - Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả; 10 tháng, Hà Nội xử lý hơn 62.000 "ma men" điều khiển phương tiện giao thông; Ẩn họa từ hội nhóm rủ nhau làm liều; Thưởng Tết phải báo cáo trước ngày 15/12...là một số tin tức nổi bật ngày 10/11.
(ANTV) - Ngày 9/11, Cơ quan CSĐT Công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hoàng Quân (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
(ANTV) - Trận động đất mạnh 3.3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận, thậm chí người dân ở khu vực Ba Vì (Hà Nội) cũng cảm nhận rõ.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng ngày 9/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà giáo. Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật này. Phát biểu tại Tổ 01 (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã quán triệt một số chủ trương, chính sách cần triển khai trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội.
(ANTV) - Chiều ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. Thông tin tại họp báo, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Các vụ án nói chung và các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo luôn được Bộ Công an quan tâm đầu tư lực lượng tập trung điều tra làm rõ, bảo đảm theo quy định của pháp luật.
(ANTV) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao. Công điện nêu rõ:
(ANTV) - Thông tin về cơn bão số 7, Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ (ngày 9/11), vị trí tâm bão khoảng 19 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 - 15 (150 - 183km/h), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10 - 15km/h.
(ANTV) - Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 đã trở thành sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, thường niên, có sức lan tỏa trong lực lượng CAND. Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn coi trọng, quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự; pháp luật và điều ước quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.