(ANTV) - Tôi có theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK). Là người đã tham gia nhiều lần biên soạn CT và SGK, tôi ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD&ĐT có vẻ đã chưa làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ SGK của Bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo…
Tôi hiểu Nhà nước ở đây là Chính phủ, cụ thể là Bộ GD&ĐT. Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK theo ngân sách nhà nước. Nghĩa là Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ SGK của Bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý nhà nước.
Vì sao Bộ GD&ĐT không nên biên soạn thêm một bộ SGK nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng, đã nêu đầy đủ các lí do rất thuyết phục. Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn CT và SGK, có phải Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm hay không?
Bộ GD&ĐT thực hiện vai trò quản lý nhà nước
Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu Quản lý nhà nước của Bộ về CT và SGK. Cụ thể Bộ GD&ĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.” ( Mục 4. Điều 104)
Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm:
Thứ nhất, về quản lý nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD&ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK.
Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định CT giáo dục phổ thông 2018 đến việc, quy định các yêu cầu về biên soạn SGK và các tiêu chí đánh giá SGK (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.
Trong lần đổi mới này, CT giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, mang tính pháp lệnh, SGK chỉ là các học liệu.
Vai trò quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT được thể hiện ở các nội dung như:
Chủ trì xây dựng CT, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai CT là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý nhà nước về CT;
Bộ GD&ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn SGK; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ GD&ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện CT và SGK mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai CT giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của CT 2018; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CT 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.
Có nhất thiết Bộ GD&ĐT phải viết một bộ SGK?
Tôi đã công tác trong ngành GD hơn 40 năm, trong đó có 30 năm tham gia biên soạn CT và SGK. Trải qua 3 lần đổi mới CT và SGK theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội... thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn CT và SGK lại bài bản, kĩ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này. Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội.
Việc biên soạn CT và SGK theo Nghị quyết 88 của QH đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới CT và SGK vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý... nhưng về căn bản CT và SGK 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong nghị quyết 29 của TW và Nghị quyết 88 của QH.
Trong Nghị quyết 88 khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Khi CT, SGK 2018 thực hiện đại trà, có ba bộ SGK đã được xã hội hóa thành công, có đủ SGK triển khai chương trình mới. Việc Bộ GD&ĐT không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ SGK cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa nội dung này, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các Nhà xuất bản. Chính vì vậy, Quốc hội đã có Nghị quyết 122/2020 cho phép bộ chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn.
Có thể nói, Bộ GD&ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ đã chưa làm tròn trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về CT và SGK.
PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên chương trình môn Ngữ văn 2018)
(ANTV) - Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng về tội cướp tài sản và gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 27/6/2025 tại khu vực ngã 6, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (cũ).
(ANTV) - Với tinh thần chủ động, quyết liệt, lực lượng Công an các đơn vị, địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiềm chế, kéo giảm tội phạm, từ đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chính quyền hai cấp, nhiều vấn để trong công tác đảm bảo ANTT cũng đã được nhận diện và chủ động triển khai từ sớm, từ xa. Ghi nhận tại tỉnh Sơn La
(ANTV) - Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại Hải Phòng, trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.
(ANTV) - Hiện nay, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và có khả năng mạnh lên thành bão.
(ANTV) - Bộ Công an thông tin về vụ sữa giả và dầu ăn chăn nuôi cho người; Quảng Ngãi: Khởi tố 20 đối tượng vô cớ chém người; Lạng Sơn: Tạm giữ 3 đối tượng, thu lượng lớn ma túy; Khống chế thanh niên mua lượng lớn ma túy về tàng trữ, sử dụng; Đà Nẵng: Bắt nhanh đối tượng đập kính xe ô tô trộm tài sản... Là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Hơn 54 tấn vải bán hết chỉ trong 6 giờ livestream. Chắc hẳn quý vị đã nghe thấy thông tin này những ngày gần đây. Nhưng điều khiến cư dân mạng xôn xao không chỉ là con số, mà là hình ảnh một Phó Chủ tịch tỉnh đứng giữa vườn vải, trực tiếp giúp dân bán hàng.
(ANTV) - Đường làng, tỉnh lộ, hay thậm chí là quốc lộ, đâu đâu cũng xuất hiện tình trạng phơi thóc lúa ra đường. Điệp khúc này thì vẫn cứ tái diễn mỗi khi vào mùa thu hoạch, bất chấp việc tuyên truyền nhắc nhở, thậm chí là xử phạt từ phía các cơ quan chức năng. Phơi thóc ra đường, tiện cho người phơi, nhưng lại bất tiện, thậm chí là nguy hiểm, trở thành chướng ngại vật cho người tham gia giao thông.
(ANTV) - Nghị định số 117 của Chính phủ quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
(ANTV) - Chiều ngày 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về Tháng cao điểm đấu tranh với các hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng theo Công điện số 5 và Chỉ thị 13 của Chính phủ.
(ANTV) - Ngày 3/7, quân đội Israel tiếp tục tiến hành thêm nhiều cuộc không kích vào Liban. Các đợt tập kích khiến ít nhất 5 người thương vong, làm dấy lên lo ngại Israel có thể đẩy mạnh và mở rộng tấn công vào quốc gia láng giềng như biện pháp gây áp lực để tiến tới bình thường hóa quan hệ.