(ANTV) - Điện là một mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ cung cấp điện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sản xuất của các doanh nghiệp. Những nỗ lực chuyển đổi số của ngành điện lực trong thời gian qua đã tạo những chyển biến manh mẽ trong thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ.
Triển khai Đề án 06 “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, hệ thống dữ liệu của tập đoàn điện lực Việt Nam đã được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trên cơ sở đó, 2/2 dịch vụ của ngành điện trong tổng số 25 dịch vụ thiết yếu trong Đề án được xác định bao gồm:
- Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp
- Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện
Và cho đến nay, 2 dịch vụ này được cung cấp trực tuyến đạt mức độ 4 – là mức cao nhất của Chính phủ điện tử và đã hoàn thành sớm 5 tháng so với tiến độ được giao.
Theo thống kê, tập đoàn điện lực Việt Nam hiện đang cấp điện cho 99,65% số hộ dân trên toàn quốc
Bình quân hàng năm có thêm khoảng 1 triệu khách hàng mới và trên 1,2 triệu yêu cầu của người dân, doanh nghiệp về thay đổi các nội dung trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
Điều này đòi hỏi nỗ lực phải hiện đại hóa, minh bạch hóa quá trình cung cấp dịch vụ từ ngành điện.
Hiện, ngành điện là ngành đầu tiên hoàn thành kết nối 100% dịch vụ lên cổng dịch vụ công quốc gia và là 1 trong 4 doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành việc kết nối, chia sẻ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.
Dịch vụ điện lực thuận lợi, đơn giản hơn cho người dân và doanh nghiệp
Và trên thực tế, việc kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là mảnh ghép quan trọng, giúp các loại hồ sơ, giấy tờ được cắt giảm, và thay thế.
Hiểu đơn giản thế này.
Trước đây khi công dân làm thủ tục đăng kí mua bán điện – cần phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ tùy thân như:
- Bản sao CCCD, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất
- Hoặc hợp đồng thuê nhà
Thì giờ chỉ cần duy nhất số CCCD gắn chip, mã định danh cá nhân và tiến hành thực hiện các thao tác trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, toàn bộ thông tin của công dân như:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ thường trú, tạm trú
- Thông tin chủ hộ
- Thông tin hộ gia đình
Kết quả sau khi được đối sánh và xác thực, hệ thống tự động trả về bên ngành điện.
Hồ sơ giao dịch điện tử giữa điện lực và khách hàng được nhanh chóng thiết lập mà không cần thời gian đi xác minh.
Như vậy, thay vì phải đi đến tận nơi, mang theo nhiều loại giấy tờ thì giờ đây, chỉ cần ngồi 1 nơi, người dân và doanh nghiệp đều được thụ hưởng lợi ích từ việc đơn giản hóa thủ tục này.
Môi trường điện tử đã giúp việc thực hiện các dịch vụ, thủ tục mà không cần có sự tiếp xúc, gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên điện lực. Nhiều người dân cũng đã từng bước chuyển đổi thói quen và thực hiện các thao tác qua môi trường số.
Theo tính toán, việc chuyển đổi số trong giải quyết các dịch vụ điện theo phương thức điện tử đã giúp cho công tác không phải in ấn, bảo quản và lưu trữ tài liệu giấy lên đến 20 triệu trang hồ sơ.
Và theo thống kê trong hơn 1,2 triệu yêu cầu dịch vụ điện, có trên 60% yêu cầu được tiếp nhận qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Chỉ tính riêng năm 2022, đã có gần 900.000 yêu cầu phát sinh đối với 2 dịch vụ công được kết nối từ cơ sở dữ liệu về quốc gia theo Đề án 06.
Trong đó có trên 240.000 khai thác thông tin chia sẻ từ CSDLQG về dân cư và gần 28.000 lượt khai thác thông tin về hộ gia đình trong CSDLQG về dân cư.
Việc kết nối, khai thác hiệu quả từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tăng cường mở rộng cho toàn bộ các dịch vụ của ngành điện nói riêng cũng như kết nối với các nền tảng chuyển đổi số của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương.
Năm 2022, hệ sinh thái EVNConnect ra đời đã khai thác tối đa nguồn dữ liệu chung Quốc gia, qua đó EVN là đơn vị đầu tiên hoàn thành cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến ở mức độ 3, 4 qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Những tiện ích mà cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư mang lại đối với ngành Điện là vô cùng to lớn, giúp cho việc định vị khách hàng được tốt hơn; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình quản lý giao dịch điện tử, phục vụ khách hàng.
Và rõ ràng những chuyển đổi số của ngành điện trong thực hiện Đề án 06 đã góp phần cải cách thủ tục hành chính và giúp người dân, doanh nghiệp từng bước được thụ hưởng các tiện ích.
(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.
(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.
(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.
(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(ANTV) - Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra các mặt công tác công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia đoàn có đại diện các cục nghiệp vụ Bộ Công an.
(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
(ANTV) - Ngày 22/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm Công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.