
(ANTV) - Nếu đã từng đến Philippines, chắc ai cũng ấn tượng với jeepney - loại xe rất phổ biến với màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Jeepney không chỉ là phương tiện giao thông công cộng phổ biến, giá rẻ, mà còn là biểu tượng đặc trưng của "xứ sở nghìn đảo" trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, với việc sử dụng động cơ diesel gây phát thải cao, chính phủ Philippines đã có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn loại xe này vào cuối năm nay, thay thế bằng những chiếc xe buýt nhỏ hiện đại, chạy bằng điện và nhiên liệu sạch. Thế nhưng, đây vẫn đang là 1 bài toán nan giải, bởi những thách thức về tài chính và cơ sở hạ tầng.
Theo số liệu chính thức, Philippines hiện có 158.000 xe jeepney đang hoạt động, trong đó chỉ có chưa đầy 7.000 chiếc, tức khoảng 4%, là xe điện. Mới đây, để giải quyết vấn đề ô nhiễm cũng như tiến tới thực hiện các cam kết môi trường với thế giới, Philippines đặt ra thời hạn cuối năm nay để thay thế tất cả xe jeepney trên toàn quốc bằng xe buýt điện cỡ nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4, với mức giá khoảng 2,8 triệu pesos (1,2 tỷ đồng).
Tuy nhiên, chính sách đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân và giới tài xế. Lý do lớn nhất là vì chi phí chuyển đổi và thay thế quá cao. Nhiều tài xế xe jeepney cho hay họ không đủ khả năng chi trả, kể cả khi được chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính. Và không có phương tiện đồng nghĩa với việc kế sinh nhai của họ cũng không còn.
Ông Benito Garcia, tài xế xe jeepney cho biết: "Việc hiện đại hóa sẽ tốt với những người có tiền và có thể hợp tác. Nhưng đối với chúng tôi, những tài xế và nhà điều hành xe jeepney, chúng tôi không thể có số tiền hơn 45.000 USD để mua một chiếc xe hiện đại hơn."
Chương trình hỗ trợ hiện đại hóa phương tiện cũng không nhận được sự ủng hộ. Cụ thể, các tài xế sẽ phải tham gia vào một hợp tác xã để có thể vay vốn từ các ngân hàng. Các hợp tác xã vận tải này sau đó sẽ hoạt động theo cơ chế chia sẻ lợi nhuận, một mô hình mà các tài xế cho rằng sẽ ăn vào thu nhập của họ, và khiến họ ngập trong nợ nần.
Tại Philippines, xe jeepney có giá cả phải chăng hơn taxi và là phương tiện di chuyển ưa thích, đặc biệt đối với những người nghèo sống tại khu vực hẻo lánh mà taxi không thể tiếp cận. Với mức giá dao động từ 150.000 - 250.000 pesos (khoảng 63 - 105 triệu đồng) một chiếc, xe jeepney truyền thống trở thành cứu cánh cho tầng lớp thu nhập thấp của quốc gia Đông Nam Á này.
Anh Jereck, tài xế xe jeepney cho biết: "Tôi đã phải tiết kiệm suốt 4 năm mới có thể mua được một chiếc xe jeepney. Tôi làm đủ nghề để kiếm tiền mua nó. Chúng tôi vừa có thể hồi phục phần nào sau đại dịch, thế mà bây giờ lại bảo thay đổi."
Ông Felix, tài xế xe jeepney cho biết: "Tôi phản đối kế hoạch này. Trước kia họ bảo chúng tôi nâng cấp xe đi, bây giờ lại bảo thay thế nó. Chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua xe mới. Chúng đáng giá tới hàng chục nghìn USD."
Ông Danilo, tài xế xe jeepney cho biết: "Các tài xế và nhà điều hành xe jeepney nhỏ đều bị ảnh hưởng. Chúng tôi chỉ kiếm được 37-55 USD/ngày, số tiền không đủ cho mọi thứ. Nếu lái xe buýt nhỏ mới, chúng tôi sẽ phải trả 64 USD mỗi ngày, như thế không thể xoay xở được. Tôi năm nay đã 63 tuổi rồi, không đủ sức trả nợ nữa. Những nhà điều hành nhỏ muốn mua các xe buýt mới cho tuyến của họ cũng không dễ dàng. Chính sách này chỉ dành cho người giàu thôi."
Nhiều người cũng cho rằng việc ngừng sử dụng xe jeepney còn ảnh hưởng đến những người lao động phụ thuộc vào nó để kiếm sống, chẳng hạn như thợ sửa xe. Thay vì loại bỏ hoàn toàn, chính phủ nên giữ lại hình dáng và thiết kế cũ của xe jeepney và trang bị hệ thống động cơ hiện đại, thân thiện môi trường. Dĩ nhiên, giá thành cũng phải hợp lý.
Hồi tháng 3, Công đoàn vận tải Manibela với 15.000 thành viên, đã kêu gọi đình công để phản đối kế hoạch của chính phủ. Cuộc đình công rầm rộ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, buộc chính quyền thủ đô Manila, thành phố Quezon - khu đô thị đông dân nhất cả nước và 1 số thành phố lớn khác phải yêu cầu các trường học và doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trực tuyến.
Chị Navy Anne Fernandez, hành khách cho biết: "Việc bãi công ảnh hưởng lớn tới chúng tôi, đặc biệt là khi cố gắng tìm một chuyến xe để đến nơi làm việc. Điều này thực sự khó khăn, nhất là trong thời gian này... Về việc hiện đại hóa xe jeepney, quan điểm của tôi là ủng hộ. Đã đến lúc hiện đại hóa tất cả vì sự phát triển của đất nước chúng ta."
Không chỉ có vấn đề tài chính, cơ sở hạ tầng cũng là 1 thách thức, trong bối cảnh Philippines vẫn thiếu hệ thống trạm sạc xe điện đầy đủ và tiện nghi.
Theo Move As One Coalition, một nhóm xã hội dân sự thúc đẩy giao thông an toàn, chính phủ nên xem xét thử nghiệm chương trình chuyển đổi với từng chính quyền địa phương, để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Một số chuyên gia về giao thông cũng đề xuất Philippines nên cố gắng huy động tài chính từ các nước phát triển để thúc đẩy chương trình hiện đại hóa xe jeepney, bao gồm cả việc nâng mức trợ cấp cho các tài xế, lẫn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
(ANTV) - Dịch COVID-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại Thái Lan với số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng sau kỳ nghỉ lễ truyền thống Songkran. Biến thể mới XEC – một dạng tái tổ hợp của Omicron – đang là tâm điểm cảnh báo của ngành y tế.
(ANTV) - Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả; TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế; Đề xuất phạt từ 10 triệu đồng nếu dùng vàng thanh toán... là những chính sách mới được nhiều người quan tâm.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố 32 bị can về các tội: Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; tổ chức đánh bạc và đánh bạc; mua bán trái phép chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
(ANTV) - Chiều tối ngày 18/5, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên nút giao lên cao tốc tuyến Hàm Nghi – Vũng Áng tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường, Công an TP Đà Nẵng phối hợp với lực lượng chức năng thành phố vừa tiến hành kiểm tra, xử lý hai cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cố tình vi phạm, gây ô nhiễm tiếng ồn kéo dài.
(ANTV) - Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, diễn ra ngày 18/5/2025 tại Nhà Quốc hội, đã để lại dấu ấn đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước.
(ANTV) - Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân; Tiến tới miễn viện phí - hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe nhân dân; Mở rộng cơ hội lựa chọn, phân luồng sau THCS; Dự án hạ tầng tầm cỡ quốc gia: “Chọn mặt gửi vàng”...Là những tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay.
(ANTV) - Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời phát động học tập tấm gương chiến đấu dũng cảm của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, Công an TPHCM đã tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tội phạm về trật tự, xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Chương trình sinh hoạt chính trị được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TPHCM và Cơ sở cai nghiện ma túy số 3 (tỉnh Bình Dương).
(ANTV) - Trong không khí hân hoan của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân, Khối thi đua số 14 gồm các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tổ chức một hội thao quy mô, sôi động và đầy ý nghĩa.
(ANTV) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên sao cho thực sự là “công bộc” của Nhân dân. Người đánh giá cao vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trong sự nghiệp cách mạng và chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.