Thứ Sáu, 20/09/2024 07:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo đối với trẻ em

BT

(ANTV) - Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo đang tạo ra ngày càng nhiều sự thay đổi trong xã hội. Bên cạnh những bước tiến lớn về công nghệ đem đến nhiều thành tựu nổi bật, các công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang mang đến không ít nguy cơ và tác động tiêu cực đến con người, trong đó có trẻ em.

Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đưa ra cảnh báo về một số tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đến sự phát triển của trẻ em.

ChatGPT – một trong những công cụ chatbot nổi tiếng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Chỉ cần đặt câu hỏi, ứng dụng sẽ cung cấp những câu trả lời dựa trên tất cả thông tin tổng hợp được.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những thông tin này không tham chiếu bất kỳ dữ liệu thực tế và chỉ là các tập hợp thông tin ngẫu nhiên trên mạng. Và nếu đối tượng tiếp nhận là trẻ em có thể gây ra không ít rủi ro.

Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin: "Rủi ro đầu tiên là là những rủi ro của việc trẻ em có thể tiếp cận những thông tin không phù hợp, ở đây, có rất nhiều công cụ cung cấp thông tin sử dụng AI như Chat GPT hay các ứng dụng trả lời chatbot khác thường thường sẽ thu thập những thông tin trên không gian mạng và trả lời bằng các thuật toán mà không phân biệt người hỏi là trẻ em hay người lớn và không có chọn lựa nội dung. Do đó trẻ em rất dễ tiếp cận những nội dung không phù hợp lứa tuổi và chứa những hành vi bạo lực."

Việc tiếp cận thường xuyên với các công cụ trí tuệ nhân tạo mà không có sự giám sát, định hướng có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý và hành vi của trẻ. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các thử thách nguy hiểm hoặc bất cẩn khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng, dễ trở thành nạn nhân của các vụ xâm nhập dữ liệu trái phép khi sử dụng những ứng dụng chỉnh sửa ảnh, ứng dụng trò chuyện.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam NCS: "Đối với trẻ em thì đôi khi các em sẽ coi những ứng dụng này là những người bạn của mình. Ví dụ như Chatbot chẳng hạn các em có thể cung cấp nhiều thông tin cá nhân cho các công cụ này và đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra lộ lọt thông tin. Ngoài ra để phát triển về AI thì các nhà phát triển công nghệ sẽ rất cần những dữ liệu liên quan đến người dùng, đặc biệt là trẻ em. Dẫn tới việc họ sẽ thu thập tất cả dữ liệu từ các nguồn khác nhau, điều này vô tình gây ra tình trạng lộ lọt dữ liệu mà các cỗ máy này sẽ thu thập một cách tự động."

Theo đó, Cục An toàn thông tin khuyến cáo khi phụ huynh muốn cho con em tiếp cận các nội dung và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cần tuân thủ các nguyên tắc về độ tuổi và bảo mật mà nhà phát triển đặt ra, chỉ sử dụng các ứng dụng rõ nguồn gốc và có thể sử dụng các công cụ chặn lọc nội dung theo độ tuổi. Đồng thời tuân thủ Nguyên tắc 4T.

Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin: "Tuân thủ nguyên tắc 4T: Tuân thủ, thông minh, thận trọng và tử tế. Tuân thủ - tuân thủ tất cả các nguyên tắc, biện pháp bảo mật thông tin của nhà cung cấp đưa ra; Thông minh - trang bị kiến thức cơ bản cho bản thân và con em trên môi trường mạng; Thận trọng - luôn thận trọng với bất cứ thông tin nào trên môi trường mạng; Tử tế - cư xử văn minh, tuân thủ nguyên tắc ứng xử trên môi trường mạng."

BS. Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: "Trong Luật trẻ em năm 2016, điều 47, 48 đã có ghi đó là kiện toàn mạng lưới bảo vệ trẻ em 3 cấp độ, ưu tiên cấp độ phòng ngừa. Tức là mạng lưới nhân viên công tác xã hội cộng đồng sớm kiện toàn lại hỗ trợ các gia đình có kỹ năng kiến thức để bảo vệ con mình trên môi trường mạng. Và các gia đinh cần phối hợp với các nhà trường. Các thầy cô giáo cũng như vậy, cũng phải có kỹ năng, kiến thức có tài liệu hướng dẫn, trong đó có kỹ năng làm thế nào để phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại hay bạo lực trên mạng."

Việc bảo vệ trẻ em trước các tác động tiêu cực của AI cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ trên không gian mạng cần sự tham gia của toàn xã hội. Đặc biệt là việc tăng cường trang bị các kiến thức cho trẻ về trí tuệ nhân tạo và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo một cách an toàn, có trách nhiệm để dần thích nghi và khai thác tối đa những lợi ích nó mang lại.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm