
(ANTV) - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực chính để thúc đẩy phát triển KT-XH, đưa đất nước bứt phá trong kỷ nguyên mới. Thực tế, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển KH-CN, chủ động, tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách cần tháo gỡ để KH-CN và đổi mới sáng tạo thật sự là đột phá chiến lược, động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
50% thời gian dành cho các thủ tục hành chính. Thậm chí, chứng từ thanh toán còn dày hơn cả công trình nghiên cứu. Hay chưa có hướng dẫn về quản lý rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Đây là nghịch lý tồn tại trong thời gian dài kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ.
Hiện có 3 rào cản chính trong cơ chế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, đó là cơ chế xét duyệt đề tài, cơ chế triển khai nghiên cứu và cơ chế về thủ tục tài chính. Trong đó, “điểm nghẽn của điểm nghẽn” chính là cơ chế tài chính phức tạp.
Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ đang chịu sự chi phối của nhiều luật, như: Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Trong đó còn nhiều quy định cứng nhắc, khiến quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học bị "trói buộc", làm suy giảm đáng kể tính linh hoạt và sáng tạo.
Để tháo gỡ những điểm nghẽn, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57, trong đó nhấn mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia.
Cùng với đó là những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Để cụ thể hóa Nghị quyết 57, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp làm Trưởng ban.
Điều này thể hiện quyết tâm cao nhất của Đảng, Nhà nước ta trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển số.
Nghị quyết 57 không chỉ là một văn bản định hướng mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Để từng bước hiện thực hóa chủ trương được nêu trong Nghị quyết 57, ngày 19/2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Các Nghị quyết mới ban hành được các chuyên gia ví như "ngọn đuốc soi đường", định hướng đưa khoa học, công nghệ về đúng vị thế, tạo động lực bứt phá mạnh mẽ.
Nghị quyết của Quốc hội đã "cởi trói" một số nội dung về chi tiêu cho khoa học và công nghệ.
Một trong những chính sách mấu chốt được thí điểm, đó là áp dụng khoán chi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thay vì đấu thầu như trước đây.
Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua cơ chế cho phép toàn bộ các kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học thuộc sở hữu, được phép thương mại hóa ngay kết quả nghiên cứu mà không cần lập kế hoạch xin cấp trên. Từ đó, rút ngắn thời gian đưa công nghệ vào ứng dụng thực tế.
Một chính sách khác được thí điểm kỳ vọng sẽ tạo ra những kết quả nghiên cứu xuất sắc, đó là chính sách "Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ".
Trước đây, do không có cơ chế này, nhiều nhà khoa học luôn chọn nội dung nghiên cứu ít rủi ro. Bởi nếu đăng ký đề tài mà không hoàn thành thì sẽ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh đó Nghị quyết cũng trao quyền tự chủ cho các tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc sử dụng kinh phí khoán; được quyết định việc thuê chuyên gia trong và ngoài nước theo mức kinh phí thỏa thuận.
Đây là điều trước đây các tổ chức khoa học dù muốn cũng không thể thực hiện do vướng nhiều quy định.
Con đường lớn từ Nghị quyết 57 và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã rộng mở.
Khi được triển khai hiệu quả, nghị quyết này sẽ không chỉ nâng tầm vị thế khoa học Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Đây cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.
(ANTV) - Chiều 1/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi thăm, kiểm tra hoạt động của mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh; phường Tây Hồ và Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
(ANTV) - Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 TP Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên dương các điển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội.
(ANTV) - Mới đây Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường - Bộ Công an phối hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Bắc Ninh bất ngờ kiểm tra một kho xưởng tại thôn Sơn, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện một đường dây sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả quy mô lớn, do Nguyễn Văn Tuấn cầm đầu.
(ANTV) - Ngay sau khi sáp nhập 2 địa phương vào TP.HCM, Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đã đẩy mạnh chiến dịch kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Vận tải hành khách, dừng đỗ sai quy định là một trong những chuyên đề được Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đẩy mạnh trong tuần đầu của chiến dịch.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dưới 35 tuổi có thể vay mua nhà ở xã hội với mức lãi suất chỉ 5,9% thay vì 6,1% như trước đó. Mức lãi suất này được áp dụng trong 5 năm đầu vay vốn.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Đối với các cơ sở kinh doanh, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
(ANTV) - Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, TPHCM đang tập trung đa dạng hóa đối tác thương mại, đẩy mạnh mở rộng sang các thị trường mới. Xáo trộn thương mại toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của TPHCM. Dù vậy, thành phố vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng 8,5% đã đề ra, chủ động xây dựng các kế hoạch ứng phó và hỗ trợ doanh nghiệp.
(ANTV) - Để đáp ứng yêu cầu khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Công an các xã, phường trên địa bàn TP.HCM đã khẩn trương triển khai các mặt công tác, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn góp phần vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.
(ANTV) - Là phường trung tâm của tỉnh Lâm Đồng mới, Công an phường Xuân Hương – Đà Lạt đã bước vào ngày làm việc đầu tiên với tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quản lý về an ninh trật tự trên địa bàn rộng lớn sau khi sáp nhập từ các phường 1, 2, 3, 4 và 10 TP Đà Lạt cũ.
(ANTV) - Tối 01/7, hàng nghìn người dân đã tới Quảng trường Nguyễn Văn Linh (tỉnh Hưng Yên) để xem chương trình nghệ thuật “Giai điệu quê hương – Niềm tin ngày mới” nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 1/7/2025) và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Chương trình do Cục Công tác chính trị chỉ đạo, Nhà hát Ca múa nhạc Công an nhân dân biểu diễn.