Thứ Sáu, 20/09/2024 07:46 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Ôn định đời sống người dân ở tâm động đất

BT

(ANTV) - Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho biết, ngày 24/12 đã ghi nhận 2 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum và Sơn La. Tại Kon Tum, động đất mạnh 3.0 richter với độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km, xảy ra ở khu vực huyện Kon Plông. Đây cũng được xem là điểm nóng về động đất ở Việt Nam khi mà đã xảy ra hàng trăm trận trong hơn hai năm nay, và mới đây nhất là vào giữa tháng 11 vừa qua với 3 trận động đất liên tiếp có cường độ 4.0 richter. Để đảm bảo cuộc sống người dân ở đây, chính quyền địa phương đã thực hiện và duy trì nhiều biện pháp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống và chủ động thích ứng với thiên tai.

Xã Đăk Tăng nằm gần vùng tâm chấn động đất ở địa bàn tỉnh Kon Tum. Trước đây người dân trong xã chưa từng biết đến động đất. Nhưng từ năm 2021 đến nay, địa phương này đã hứng chịu hàng trăm trận rung lắc.

Ông A Hiền, Xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, "động đất nhiều nhưng cũng quen rồi. Ngày rồi đêm nó động đất bất kỳ lúc nào, chén đũa cũng rớt, cũng có rớt xuống, nhưng ảnh hưởng lớn thì chưa".

Từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022 đã ghi nhận hơn 260 trận động đất tại huyện Kon Plông. Còn trong 6 tháng đầu năm 2023, tại vùng này đã xảy ra 125 trận động đất.

Theo các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu, các trận động đất ở đây là động đất kích thích, xảy ra do hồ chứa thủy điện tích nước, tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên. Dù không gây rủi ro thiên tai, song cũng không thể chủ quan.

Cùng với việc phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho người dân tại chỗ, thì chính quyền địa phương còn tăng cường bám sát địa bàn, đến từng thôn bản, thông tin cũng như củng cố kỹ năng ứng phó với động đất cho người dân, không lơ là chủ quan trước những diễn biến bất thường của thiên nhiên, nhưng cũng không hoang mang và phải thích ứng cho người dân ở vùng tâm chấn.

Xác định ứng phó động đất theo phương châm 4 tại chỗ, địa phương đã chủ động tuyên truyền cho người dân mọi lúc, mọi nơi và cập nhập nhanh thông tin về các trận động đất qua loa phát thanh hoặc mạng xã hội; đồng thời đi đến từng nhà để nhắc nhở bà con gia cố nhà cửa để tránh nguy hiểm mỗi khi có rung chấn. Đặc biệt, phát đến từng hộ Sổ tay phổ biến kiến thức về động đất rất sinh động, dễ hiểu, kết hợp với các hình thức ứng phó cụ thể, để bà con biết cách được cách phòng tránh khi xảy ra động đất.

"Đứng trước vấn đề đó thì Uỷ ban huyện cũng tổ chức các lớp tập huấn ở hướng dẫn cho chính quyền xã và các tổ cộng đồng để tham gia tập huấn ứng phó với việc xảy ra động đất, nên là qua cái vấn đề đó thì cái kinh nghiệm cấp ủy chính quyền cũng như các đồng chí lãnh đạo thôn cũng đã về tuyên truyền vận động nhân dân gặp tình huống đó khi xảy ra thì có cái giải pháp phù hợp"- Ông Nguyễn Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum thông tin.

Thượng úy Nguyễn Duy Mạnh, Công an xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho hay, CAX đã phối hợp với bên chính quyền Uỷ ban thực hiện các buổi họp thôn để quán triệt với bà con, truyền đạt các kinh nghiệm và các hoạt động để bà con có thể sơ cứu ban đầu hoặc là có những cái nhận định ban đầu về tình trạng động đất, đồng thời cũng tổ chức các buổi giao lưu tập huấn để bà con biết được cách ứng phó.

Nắm được những kiến thức cơ bản về thiên tai và được thực hành các kỹ năng ứng phó với động đất, nên bà con ở xã Đăk Tăng đều đã quen với những dư chấn và chủ động đối phó, cho dù là các em nhỏ đang tuổi mầm non.

Theo bà Vũ Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, những trận động đất thì cũng chưa gây ảnh hưởng gì lớn đối với nhà trường. Đến thời điểm hiện tại thì toàn thể cán bộ giáo viên cũng như thể là học sinh khi có động đất xảy ra thì tâm lý rất là ổn định, vững vàng, cũng đã có chuẩn bị cái tâm thế khi có những trận động đất xảy ra thì sẵn sàng ứng phó một cách an toàn nhất.

Để đảm bảo lâu dài, địa phương này cũng phối hợp các cơ quan chuyên môn kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá để sớm đưa ra nguyên nhân, nguy cơ ảnh hưởng của động đất; đồng thời đôn đốc thủy điện Thượng Kon Tum sớm hoàn thành việc lắp đặt các trạm quan trắc, phục vụ đo đạc, nghiên cứu về động đất để sớm cảnh báo cho người dân, giúp chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm