(ANTV) - Trong khi Hà Nội còn rất thiếu không gian xanh phục vụ cộng đồng thì nhiều dự án công viên ngay giữa trung tâm Thủ đô lại bị “treo” nhiều năm. Nguyên nhân vì vướng các khu dân cư nằm trong phạm vi dự án và khó khả thi việc di dời. Để tránh lãng phí những khoảng xanh quý giá, đồng thời tạo điều kiện ổn định cuộc sống người dân trong vùng quy hoạch, TP Hà Nội cần sớm có giải pháp hợp lý.
Hơn 20 năm qua, hàng trăm hộ dân tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội phải sống, chật chội trong những căn nhà xập xệ. Chẳng thể sửa chữa, cũng không được xây mới là tình trạng chung của các hộ dân nơi đây bởi dự án công viên hồ điều hòa Hạ Đình dù hàng chục năm vẫn đang nằm bất động trên giấy.
Những mảnh tường bong tróc, mái nhà chắp vá bằng các loại tấm lợp, căn nhà xiêu vẹo, xuống cấp dần theo thời gian nhưng cũng chẳng thể sửa chữa, anh Bảo và gia đình chỉ đành bất lực sống tạm bợ trong chính ngôi nhà của mình.
Anh cho biết, gia đình nằm trong khu vực dự án treo, chính vì vậy dẫu nhiều lần muốn được xây sửa lại căn nhà khang trang hơn để vừa sinh sống, vừa phục vụ sản xuất kinh doanh thế nhưng cũng không thể thực hiện.
Nguy cơ mất an toàn vẫn luôn thường trực, trong khi dự án vẫn chưa biết đến ngày triển khai hay phương án tái định cư, giải phóng mặt bằng chưa cụ thể khiến cho anh Bảo và nhiều hộ gia đình ở đây luôn nơm nớp lo sợ nhất là khi mùa mưa bão năm nay đang tới gần.
Không thể sống mãi trong căn nhà chật hẹp tồi tàn, một số hộ đã chấp nhận bị xử phạt để sửa chữa ngôi nhà xuống cấp này. Ông Đảm cho biết, bất đắc dĩ gia đình mới phải làm như vậy.Bởi theo thời gian dự án vẫn treo trên đầu nhiều năm, trong khi đó số lượng các thành viên của gia đình liên tục tăng khiến cuộc sống không khỏi ngột ngạt.
Dự án chậm tiến độ khiến đời sống của hơn 600 hộ dân đang sinh sống tại đây bị ảnh hưởng nặng nề. Thực tế cho thấy tại đây, các ngôi nhà cũ, mái lợp tôm, quây tạm đang ngày càng xuống cấp.
Không xin được giấy phép sửa chữa hay xây dựng dựng lại, thậm chí có gia đình phải chấp nhận đi thuê trọ nơi khác và đó cũng chính là câu chuyện của gia đình ông Tuấn Anh.
Căn nhà rộng 100m2 xây dựng từ năm 1996 nhưng đã xuống cấp trầm trọng như thế này. Trước nguy cơ mất an toàn, gia đình ông đành phải chuyển đi thuê trọ và xót xa khi chứng kiến căn nhà bị bỏ hoang 2 năm nay.
Đây cũng đang là câu chuyện buồn của nhiều hộ dân khác. Căn nhà bỏ hoang cùng bãi đất biến thành bãi rác tự phát này cũng là hệ lụy của dự án treo khi đất không thể xây nhà, còn nhà thì xuống cấp không thể sửa.
Ngay từ năm 2011, nhận thấy bất cập của quy hoạch này, UBND phường Hạ Đình và UBND quận Thanh Xuân (TP.Hà Nội) đã có văn bản báo cáo Sở quy hoạch kiến trúc và UBND TP.Hà Nội về thực trạng khu đất cũng như việc người dân không đồng thuận với quy hoạch.
Đặc biệt, trong đợt lấy ý kiến người dân về điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, phường Hạ Đình cũng như quận Thanh Xuân đã có đề xuất điều chỉnh lại quy hoạch Công viên hồ điều hòa Hạ Đình sao cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế.
Có thể nói, chủ trương xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho lợi ích công cộng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân là việc làm đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, việc quy hoạch cần được thực hiện hợp lý.
Các hộ dân nằm trong quy hoạch dự án Công viên hồ điều hòa Hạ Đình đang rất kỳ vọng UBND quận Thanh Xuân và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội sẽ tìm ra giải pháp để "gỡ khó" cho họ khi đã 21 năm dự án vẫn "treo. Và người dân nơi đây vẫn đang sống tạm bợ trong những căn nhà của chính mình.
(ANTV) - Nhằm hạn chế người dân đi vào ngõ khung giờ cao điểm buổi sáng, một số ngõ trên đường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã làm barie ngăn người dân đi qua. Việc này khiến người tham gia giao thông qua đây bức xúc và thắc mắc về tính pháp lý của việc làm rào chắn ngăn cản giao thông. Vậy sự việc này cụ thể như thế nào, có đúng các quy định của pháp luật?
(ANTV) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm 2023 nhưng TP Hồ Chí Minh đang là địa phương có số ca sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam.
(ANTV) - Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm dịp lễ, tết; Dự kiến phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ; Nâng mức tiêu chuẩn khí thải xe mô tô từ năm 2026 là những thông tin chính sách nổi bật trong 24h qua.
(ANTV) - Hôm nay (25-11), đại diện VKSND TP.HCM sẽ nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) và các đơn vị liên quan.
(ANTV) - Lại diễn tấu hài bình chọn "giải thưởng nhân quyền"; Đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng “Liệu cơm gắp mắm”; Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế; Cảnh báo lừa đảo từ cuộc gọi “con cấp cứu ở Chợ Rẫy” - là những bài viết nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay (25/11).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình. Ngày 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã tới chào xã giao ngài Neth Savoeun, Phó Thủ tướng thứ nhất Vương quốc Campuchia và ngài Sar Sokha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia.
(ANTV) - Ngày 23/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên án tình trạng bạo lực và chủ nghĩa bài Do Thái tại các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine và phản đối cuộc gặp thường niên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO ở trung tâm thành phố Montreal. Ông Trudeau nhấn mạnh các hành vi cực đoan này là không thể chấp nhận được.
(ANTV) - Hôm 24/11, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại một khu ổ chuột ở thủ đô Manila của Philippines thiêu rụi khoảng 1000 ngôi nhà tại đây.
(ANTV) - Trong mấy ngày qua (22-24/11), tỉnh Quảng Ngãi hứng chịu mưa lớn với lượng mưa đo được tại nhiều nơi vượt 700 mm. Mưa lớn khiến mực nước trên các sông dâng cao, đe dọa trực tiếp đến nhiều khu vực dân cư.
(ANTV) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, thay thế cho Nghị định 72/2013 và 27/2018, trong đó bổ sung các điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Theo đó, nhà cung cấp phải có hệ thống thiết bị kỹ thuật quản lý thời gian chơi trong ngày của người dưới 18 tuổi, không quá 60 phút đối với từng trò chơi, không quá 180 phút với tất cả các trò chơi mà doanh nghiệp cung cấp.