(ANTV) - Mới đây, trong báo cáo giải trình một số vấn đề qua giám sát thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, cơ quan ban hành là Chính phủ đã nêu quan điểm, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sẽ hạn chế xã hội hóa, gây ra cạnh tranh bất bình đẳng, tốn kém cho xã hội.
Nguy cơ về sự hỗn loạn trên thị trường
Trao đổi ý kiến với phóng viên thực hiện bài viết, PGS, TS Vũ Nho, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa vào lúc này rõ ràng là đi ngược lại Nghị quyết 122 của Quốc hội khóa XIV, đồng thời không phù hợp thực tế và dễ dẫn đến hậu quả to lớn là xóa bỏ xã hội hóa, tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng, quay trở lại tình trạng độc quyền trong lĩnh vực sách giáo khoa như trước đây, với rất nhiều hệ lụy.
"Chúng tôi đã khảo sát và xem xét kỹ ý kiến của nhiều nhà quản lý, các nhà chuyên môn và giáo viên; bản thân chúng tôi cũng đã từng tham gia biên soạn chương trình và thẩm định sách giáo khoa, thì cơ bản đều thống nhất quan điểm, việc đề xuất làm một bộ sách mới lúc này là không phù hợp, vừa tốn kém, vừa phiền phức và tạo ra sự hỗn loạn thị trường sách giáo khoa", vị chuyên gia này lo ngại.
Trong bản báo cáo giải trình do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ký, đã đánh giá: Chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa có kết quả tích cực. Sau bốn năm thực hiện, cả nước có sáu nhà xuất bản và ba tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn sách giáo khoa, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Trước đó, đề cập vấn đề này, cũng chính Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã thông tin: "Nếu quay lại chỉ một bộ sách giáo khoa, xã hội sẽ thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho hệ thống sách giáo khoa đã được xuất bản trong những năm tháng vừa qua".
Bảo đảm đủ sách giáo khoa cho năm học mới
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến "Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục" hồi cuối năm ngoái, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã đưa ra số liệu, "tính riêng về biên soạn sách giáo khoa ước tính cần đến hơn 300 tỷ đồng, chưa tính các chi phí tập huấn giáo viên.
Nếu tính cả chi phí khác nữa sẽ khoảng 400 tỷ đồng/bộ, như vậy ba bộ rơi vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng". Vậy, tại sao không xã hội hóa để phá thế độc quyền và giảm gánh nặng này cho Nhà nước?
Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Bộ, tại thời điểm ấy, tuy còn không ít ý kiến băn khoăn về chất lượng một số sách giáo khoa, song tựu trung vẫn nhận định, một số sách giáo khoa biên soạn lần đầu khó tránh khỏi việc còn "sạn", nhưng cơ bản vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Các đơn vị biên soạn đã biết lắng nghe, tiếp thu, có giải pháp sửa chữa, hoàn thiện sách giáo khoa, hướng tới học sinh, hướng tới chất lượng giáo dục như chúng ta đã thấy.
Bên cạnh đó, vấn đề dư luận cũng rất quan tâm thời gian qua là giá sách. Quan ngại xã hội hóa có thể dẫn tới giá sách tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận người thu nhập thấp đã được thực chứng.
Song, theo nhiều chuyên gia, vấn đề giá sách tăng so giá sách trước đây, cần nhìn nhận khách quan bởi còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó, yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định: từ giá nguyên vật liệu, chi phí "đầu vào" tăng cao cho đến mọi chi phí, kể cả kinh phí tập huấn giáo viên, đều do doanh nghiệp tự chi trả, thêm nữa sản phẩm sách giáo khoa mới có kích thước, chất lượng in ấn hơn hẳn sách cũ.
Và theo quy luật khách quan, khi phá thế độc quyền, nhiều chủ thể tham gia, tự thị trường sẽ kiểm soát giá cả. Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn sách giáo khoa với sách tham khảo, và nói không với hiện tượng phát hành sách combo kiểu "bia kèm lạc" như báo chí đã phản ánh.
Riêng vấn đề làm sao bảo đảm sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa, Nhân Dân cuối tuần cũng đã từng đề cập, kiến nghị ngành giáo dục và các địa phương cần triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ với các đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Được biết, tại thời điểm này ở nhiều địa phương, nhiều cơ sở giáo dục vẫn chưa trang bị được đầy đủ sách giáo khoa và một số trang thiết bị dạy học cần thiết. Do đó, việc cần làm ngay, khi năm học mới đang cận kề, là bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa theo đúng lựa chọn của giáo viên và học sinh.
Thiết nghĩ, ngành giáo dục và các cơ quan hữu trách cần tạo điều kiện cho các nhà xuất bản, các công ty thiết bị giáo dục đẩy nhanh tiến độ cung ứng sách tới các cơ sở giáo dục, để kịp thời phục vụ nhu cầu tối thiểu của học sinh trong năm học mới!
Theo Báo Nhân dân
(ANTV) - Sau các đợt mưa lũ và mưa lớn do thời tiết cực đoan, tình hình sạt lở các tuyến kè, bờ sông cũng như xâm thực biển tại TP.Huế diễn biến ngày càng phức tạp hơn, gây nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng khu dân cư.
(ANTV) - Dịch tả lợn Châu Phi một lần nữa tái bùng phát, khiến nhiều hộ chăn nuôi tại gần 30 địa phương rơi vào tình cảnh lao đao. Không chỉ mất trắng tài sản, nhiều người còn mang theo cả những khoản nợ khi dịch bệnh ập đến.
(ANTV) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7, Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có buổi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030.
(ANTV) - Sáng 25/7, tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (phường Đông Hòa, TP. HCM) đã diễn ra Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025 và sơ kết 1 năm mô hình “Nhà trường an toàn về an ninh trật tự”. Dự Ngày hội có Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7 tại Hà Nội, Nhóm công tác số 03 - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường về rà soát các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tham dự hội nghị, về phía Nhóm công tác số 3 có Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7, Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại phường Bình Lộc, tỉnh Đồng Nai. Cùng dự lãnh đạo tỉnh Đồng Nai; các sở, ban, ngành trong tỉnh và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn phường Bình Lộc, tỉnh Đồng Nai.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7, Thượng tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an tỉnh Phú Thọ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
(ANTV) - Đợt lũ lịch sử sau bão số 3 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại Nghệ An. Hàng loạt nhà cửa bị cuốn trôi, đổ sập; hàng ngàn hecta hoa màu và ao nuôi trồng thủy hải sản bị nhấn chìm, mất trắng. Nhiều tuyến đường, cầu cống hư hỏng nặng, nhiều khu vực bị ngập sâu và chia cắt, cô lập hoàn toàn.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7 tại Hà Nội, Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hậu cần lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030.