
(ANTV) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 175 phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, với quan điểm xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trở thành một thành phần hạ tầng số quan trọng của Việt Nam. Trong đó, nền tảng gốc đầu tiên phải được bắt đầu từ việc xây dựng, tạo lập dữ liệu số.
Hiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu duy nhất được Chính phủ đầu tư với quy mô lớn từ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm, công nghệ thông tin, và bảo đảm an ninh an toàn.
Đây cũng là cơ sở dữ liệu được kết nối liên thông, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin từ trung ương đến địa phương, và là nguồn dùng chung của cơ quan nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật CCCD 2014 mới chỉ quy định một số nhóm thông tin của công dân trong CSDLQG về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước, gây khó khăn nhất định khi triển khai Đề án 06, thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải bổ sung sửa đổi Luật, trong đó mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của người dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sự cần thiết thu thập, cập nhập trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Tại khoản 1 điều 37 Luật cư trú năm 2020, hiện có 18 nhóm thông tin của công dân được thu thập, cập nhập trong CSDLQG về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD.
Tuy nhiên nhằm đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ căn cước, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, chứng thực dữ liệu công dân và phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư, tại điều 9 dự thảo Luật Căn cước, Bộ Công an đã đề xuất tăng thêm 8 nhóm thông tin của công dân cần phải thu thập, cập nhập.
Như vậy, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bao gồm 26 trường thông tin của công dân.
Nhóm máu – là một trong những nhóm thông tin được bổ sung mới trong dự thảo Luật Căn cước.
Thực tế, tại 1 số bệnh viện đã gặp những khó khăn nhất định về tình trạng thiếu máu, do nguồn bổ sung lượng máu dự trữ phần lớn phụ thuộc lớn vào việc tiếp nhận hiến máu tình nguyện.
Do vậy, nếu dữ liệu về nhóm máu của hơn 100 triệu dân cư Việt Nam được thu thập, cập nhập - thì đây sẽ là cơ sở quan trọng để góp phần giải quyết bài toán khan hiếm máu và hình thành chiến lược y tế cộng đồng.
Hiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã và đang được kết nối, chia sẻ với 15 Bộ, Ngành, 1 số doanh nghiệp và 63 địa phương
Việc khai thác sử dụng và truy xuất nguồn thông tin dữ liệu này đã tạo điều kiện cho các đơn vị cải cách hành chính, công dân không phải kê khai lại thông tin, dữ liệu ngay lập tức được đối sánh 1 cách chính xác. Qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thời gian đi lại.
Tuy nhiên nếu thông tin trong cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của công dân không được thu thập, cập nhập đồng bộ kịp thời, thống nhất trong việc chuẩn hóa, sẽ dẫn tới những khó khăn nhất định trong kiểm tra, xác minh, giải quyết thủ tục hành chính.
Tăng hiệu quả về kinh tế trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Cùng với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong dự thảo Luật căn cước, Bộ Công an cũng đã chỉnh lý, bổ sung quy định về mối quan hệ giữa CDSLQG về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án 06.
Trong đó bài toán về chi phí, đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ được tháo gỡ nếu như thông tin được khai thác từ CSDLQG về dân cư. Và như vậy cũng sẽ tăng tính hiệu quả về kinh tế.
Đơn cử như để khai thác thông tin về nhóm máu trong cơ sở dữ liệu về y tế, thì ngành Y tế cần phải đầu tư với chi phí lớn để xây dựng hạ tầng truyền dẫn, bảo mật, hệ thống vận hành, khi khai thác, kết nối tới các Bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên điều này sẽ được giảm thiểu, nếu dữ liệu nhóm máu này được khai thác qua kênh của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Để đảm bảo tính khả thi, thuận lợi và tránh phiền hà cho người dân khi tiến hành thu thập, cập nhập 26 nhóm thông tin công dân vào CDSLQG về dân cư, trong dự thảo Luật, Bộ Công an cũng đã xác định rõ nguyên tắc thu thập.
Trong đó các cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra, xác thực các nguồn cơ sở dữ liệu. Đồng thời phải được bảo đảm tuyệt đối an ninh an toàn, không để lộ lọt thông tin trong hệ thống CDSLQG về dân cư.
Hiện dự thảo Luật Căn cước đang được thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15. Trong đó các ý kiến đều thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật căn cước.
Việc cập nhập, bổ sung làm giàu dữ liệu, kết nối, khai thác và tạo ra các giá trị từ dữ liệu là cơ sở quan trọng phục vụ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.
Số hóa tất cả các dữ liệu là nền tảng cốt lõi để cụ thể hóa việc xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, công dân số. Và để số hóa dữ liệu thì các nhóm thông tin của công dân cần được thu thập, cập nhập, đồng bộ, làm sạch và chuẩn hóa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Luật Căn cước là 1 trong những nền tảng tảng pháp lý quan trọng giúp người dân thay đổi thói quen tham gia giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, thay vì cách thức thủ công như trước đây.
(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, chiều 18/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Lý luận chính trị phối hợp Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý”. Đây là năm thứ 13 liên tiếp Triển lãm được tổ chức trưng bày tại Bảo tàng.
(ANTV) - Bất chấp kêu gọi của cộng đồng quốc tế và các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được tiến hành, trong những giờ qua, quân đội Israel tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Gaza, gây thêm nhiều thương vong nặng nề cho người Palestine.
(ANTV) - Sáng 18/5, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. ANTV - Truyền hình Công an nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
(ANTV) - Chiều 18/5 (giờ Việt Nam), thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV – vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên, chính thức diễn ra tại quảng trường Thánh Peter, Vatican, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của triều đại Giáo hoàng mới. Sự kiện có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, thành viên của các hoàng gia và hàng nghìn tín đồ trên thế giới.
(ANTV) - Tối 17/5, tổ công tác của Trạm Cảnh sát giao thông Hòa Hải, thuộc Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng phát hiện một thanh niên điều khiển phương tiện giao thông khi trong người có chất ma túy, đồng thời mang theo 2 túi nghi là ma túy đá.
(ANTV) - Đứng trước những yêu cầu của đất nước về những đổi mới, cải cách; phải tập trung để đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng, hùng cường, Bộ Chính trị đã ban hành 4 nghị quyết rất quan trọng. Đó là Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; Nghị quyết 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân; và Nghị quyết 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật.
(ANTV) - Sáng ngày 18/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Đây là Hội nghị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, có nội dung đặc biệt quan trọng.
(ANTV) - Bộ trưởng Lương Tam Quang thăm, làm việc tại Belarus; Bộ trưởng Lương Tam Quang hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet; Khai mạc lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành tượng “Bác Hồ về thăm quê”; Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong kỷ nguyên phát triển mới; Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2025; Hội nghị triển khai chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo; Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động, Tháng Công nhân trong CAND năm 2025 ... là những hoạt động nổi bật của lãnh đạo Bộ Công an tuần qua.
(ANTV) - Chiều 18/5, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng cao đẹp của ý chí, khát vọng độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân”.
(ANTV) - Qua gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; 2 năm triển khai Quy định số 09 của Đảng ủy CATW về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy CAND, toàn lực lượng CAND tiên phong, gương mẫu, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong học tập và làm theo Bác, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an vừa hồng, vừa chuyên trong lòng nhân dân.