Thứ Sáu, 20/09/2024 07:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Xe đạp công cộng tăng khả năng kết nối phụ trợ cho giao thông

BT

(ANTV) - Mới đây, 1 loại hình vận tải công cộng (VTCC) mới đó là xe đạp điện, xe đạp công cộng chính thức được đưa vào hoạt động tại Hà Nội, với mục tiêu thực hiện Đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.

Đây được kỳ vọng sẽ là mảnh ghép nhỏ trong mạng lưới VTCC của thủ đô nhưng lại hỗ trợ vô cùng đắc lực cho khả năng kết nối, chuyển đổi loại hình phương tiện. Từ đó tạo ra sự thuận tiện cho người dân, thu hút người dân nhiều hơn đến với giao thông công cộng, giảm thiểu phương tiện cá nhân và nguồn phát thải ra môi trường.

Sau nhiều lần trì hoãn, những chiếc xe đạp công cộng đã bắt đầu lăn bánh trên các tuyến đường của thủ đô Hà Nội, theo trải nghiệm phóng viên sau 15 phút sử dụng những chiếc xe này thì thấy khá nhẹ nhàng, thư giãn. Còn những người dân, họ nghĩ gì về loại hình VTCC cỡ nhỏ này.

Với quãng đường mỗi ngày hơn 20km từ ngoại thành di chuyển vào nội đô để làm việc thì việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân đối với anh Tuấn vô cùng bất tiện.

Đã hơn 1 tuần qua, từ khi biết có hình thức thuê xe đạp công cộng, anh đã chuyển hẳn sang sử dụng xe bus và từ trạm xe bus đạp xe đến cơ quan.

Anh Phạm Ngọc Tuấn, Long Biên, Hà Nội  cho biết: Hàng ngày tôi sẽ đi xe bus vào địa điểm này, rồi lấy xe đạp đi chạy các việc loanh quang trong thành phố rồi lại về đấy trả xe, đi xe bus về nhà. Phương tiện công cộng hiện nay vẫn chưa được phát triển rộng khắp nên để kết nối các phương tiện này với nhau là vấn đề. Không phải người nào cũng có thời gian để đi bộ khoảng nửa tiếng từ điểm xuống xe bus hay tầu điện trên cao đến các điểm mình cần. Nên có phương tiện này tôi thấy rất thuận lợi.

Tuy nhiên cũng có nhiều người dân chỉ ra 1 số những hạn chế của loại hình VTCC mới này khi sử dụng thực tế ở Hà Nội. Như thời tiết không phù hợp, độ phủ của mạng lưới điểm đỗ vẫn còn thưa, chưa thu hút được nhiều người dân sử dụng vào mục đích thiết yếu hàng ngày.

Chị Vũ Ngọc Trâm Anh,Hai Bà Trưng, Hà Nội bày tỏ: Để mà làm phương tiện thiết yếu thì em nghĩ sẽ mất 1 thời gian rất dài để mọi người thích ứng được vì nếu như mùa hè mình đi rất là nóng, mà phương tiện thì đông đúc, người dân đi cũng rất hay tắc đường. Khi đi làm mặc quần áo đẹp đến đấy rồi mà đạp xe đến mồ hôi nhễ nhại. Nên em nghĩ những người làm công sở thì họ sẽ không chọn phương án đi xe đạp này đâu.

Anh Phạm Đăng Minh,  Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: Những điểm du lịch hay tuyến hồ, đường rộng đi  dễ, chứ đi vào những con đường thường xuyên tắc thì đi xe đạp như 1 cực hình. Bởi vì với lượng xe cộ đông rất nóng. Mùa hè với mùa đông thì khó khăn. Tôi thấy độ phủ của xe đạp có thể thời gian đầu còn ít. Vì nếu chỉ để ở trạm xe bus này thì tôi đi bộ ra tôi đi xe bus luôn cho nó nhanh chứ đi xe đạp làm gì. Những cái chỗ du lịch với trạm xe bus mới có chứ các khu dân cư không có nên đi bộ ra sẽ rất mất công, thà đi xe máy còn hơn.

Bước đầu, trong giai đoạn thí điểm sẽ có 78 điểm trạm, với 1.000 phương tiện xe, trong đó 500 xe đạp điện và 500 xe đạp công cộng được bố trí tại nhiều khu vực nội thành. Tập trung nhắm đến các khu vực trạm xe bus, đường sắt đô thị, giúp 1 bộ phân người dân đang sử dụng các loại hình VTCC khác thuận tiện hơn trong khả năng kết nối.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc dự án xe đạp công cộng cho biết: Chúng tôi xác định xây dựng 1 hệ thống kết nối phụ trợ cho giao thông công công khối lớn như xe bus hay đường sắt trên cao. Nên các điểm trạm xe đạp sẽ được bố trí gần các điểm xe bus, gần các nhà ga đường sắt, khu vui chơi, công viên, di tích để đảm bảo phục vụ người dân, du khách di chuyển với cự li ngắn. Để họ sử dụng các loại hình VTCC khác như xe bus hay đường sắt trên cao để khi họ đến họ dùng xe đạp để đi làm các việc khác. Lúc về họ lặp lại quy trình đó để giảm thiểu các phương tiện cá nhân tham gia giao thông trên đường.

Theo các chuyên gia giao thông, tính thuận tiện của các trạm dừng đỗ, chất lượng phương tiện, hạ tầng giao thông ưu đãi, giá thành cạnh tranh là các yếu tố cần thiết nhất để loại hình phương tiện này thực sự tham gia được vào mạng lưới VTCC của thủ đô. Trong đó, hạ tầng giao thông và mạng lưới các trạm dừng đỗ đang là yếu tố mà loại hình này còn thiếu, cần được cải thiện trong thời gian tới./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm