(ANTV) - Chiều 22/5, Bộ Công an có buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân (CAND) dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi làm việc.
Dự buổi làm việc có các đồng chí: Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Trung tướng Trần Ngọc Khánh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; các đồng chí đại biểu Quốc hội trong lực lượng Công an; lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công an...
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ cho biết, theo Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, có 4 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội, trong đó có 2 dự án luật đồng thời được cho ý kiến và xem xét thông qua tại Kỳ họp gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; 2 dự án luật được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 gồm Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.
Như vậy, Bộ Công an là đơn vị chủ trì soạn thảo nhiều dự án luật nhất được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 này. Nội dung những dự án luật tác động rất sâu, rộng đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng CAND và hầu hết các mặt của đời sống xã hội, được cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cử tri và các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi. Điều đó, đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải chuẩn bị hết sức kỹ càng các nội dung để giải trình những vấn đề liên quan để Quốc hội cho ý kiến và thông qua các dự án luật này được thuận lợi.
Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới và các đại biểu đã trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến 04 dự án luật do Bộ Công an soạn thảo trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV; thảo luận những nội dung các đồng chí đại biểu Quốc hội trong CAND cần tập trung phát biểu ý kiến tại Kỳ họp…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ trân trọng cảm ơn, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu; mong muốn các đồng chí đại biểu Quốc hội trong CAND phát huy vai trò “hạt nhân” tại các Đoàn đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến công tác công an (trong đó có 04 dự án luật trình Kỳ họp thứ 5), nhất là tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin để tạo sự đồng thuận trong các đại biểu Quốc hội; nắm bắt những ý kiến còn băn khoăn về những nội dung cụ thể để chủ động giải trình, cung cấp thông tin phản hồi phù hợp. Chủ động đăng ký phát biểu thảo luận tại Hội trường hoặc tại Tổ về 4 dự án luật nêu trên; nội dung phát biểu sắc, gọn, khẳng định rõ quan điểm để tạo dấu ấn lan tỏa.
Đối với các đơn vị tham mưu, đặc biệt là các đơn vị được giao soạn thảo các dự án luật do Bộ Công an chủ trì, đồng chí Thứ trưởng đề nghị cần chủ động nắm tình hình, kết nối thông tin, phối hợp chặt chẽ với các đại biểu Quốc hội trong CAND để kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu làm rõ các nội dung theo yêu cầu của các đại biểu Quốc hội.
Trình Quốc hội 4 dự án luật do Bộ Công an soạn thảo tại Kỳ họp thứ 5
Hai dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hai dự án luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến là: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Kỳ họp được tiến hành theo hai đợt: Đợt 1: Từ ngày 22/5 đến ngày 10/6/2023; đợt 2: từ ngày 19/6 đến ngày 23/6/2023 (từ ngày 11/6 đến ngày 18/6/2023, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết). Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 22 ngày.
Về công tác lập pháp, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước; Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Tiến hành công tác nhân sự, chất vấn và trả lời chất vấn
Về các vấn đề kinh tế - xã hội (KTXH), ngân sách Nhà nước (NSNN), giám sát và các vấn đề quan trọng khác, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2023. Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021; xem xét Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
Quốc hội giám sát tối cao việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; xem xét, thông qua các nghị quyết về chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024; xem xét, quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.707 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Tại Kỳ họp, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; xem xét, quyết định việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đồng thời, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; tiến hành công tác nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có).
Dự kiến xem xét Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 6
Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 được điều chỉnh như sau:
Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.
Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau: Tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024): Trình Quốc hội thông qua 9 luật, 1 nghị quyết: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (nếu có).
Trình Quốc hội cho ý kiến 9 dự án luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn;. Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024): Trình Quốc hội thông qua 9 luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi).
(ANTV) - Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng. Ngày 9/11, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tấn công gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), ảnh hưởng đến một số tàu thuyền và hàng chục máy bay dân dụng.
(ANTV) - Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, pháp luật và điều ước quốc tế là nội dung luôn được Bộ Công an đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
(ANTV) - Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả; 10 tháng, Hà Nội xử lý hơn 62.000 "ma men" điều khiển phương tiện giao thông; Ẩn họa từ hội nhóm rủ nhau làm liều; Thưởng Tết phải báo cáo trước ngày 15/12...là một số tin tức nổi bật ngày 10/11.
(ANTV) - Ngày 9/11, Cơ quan CSĐT Công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hoàng Quân (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
(ANTV) - Trận động đất mạnh 3.3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận, thậm chí người dân ở khu vực Ba Vì (Hà Nội) cũng cảm nhận rõ.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng ngày 9/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà giáo. Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật này. Phát biểu tại Tổ 01 (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã quán triệt một số chủ trương, chính sách cần triển khai trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội.
(ANTV) - Chiều ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. Thông tin tại họp báo, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Các vụ án nói chung và các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo luôn được Bộ Công an quan tâm đầu tư lực lượng tập trung điều tra làm rõ, bảo đảm theo quy định của pháp luật.
(ANTV) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao. Công điện nêu rõ:
(ANTV) - Thông tin về cơn bão số 7, Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ (ngày 9/11), vị trí tâm bão khoảng 19 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 - 15 (150 - 183km/h), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10 - 15km/h.
(ANTV) - Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 đã trở thành sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, thường niên, có sức lan tỏa trong lực lượng CAND. Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn coi trọng, quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự; pháp luật và điều ước quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.