Thứ Sáu, 20/09/2024 07:02 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Siết chặt quy định phòng cháy tại các khu nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

(ANTV) - Thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chiều nay, các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cần thiết ban hành Luật. Nhất là trước các vụ việc hỏa hoạn xảy tại các khu nhà ở, nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh ở những khu đô thị vừa qua cho thấy, cần có các quy định mang tính bắt buộc để hỏa hoạn không hàng ngày “treo” trên đầu người dân.

Theo dự thảo Luật, ngoài những điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở như hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng và lối thoát nạn, đặc biệt là các khu nhà ở kết hợp kinh doanh tại các khu đô thị lớn, các đại biểu cho rằng cần phải có giải pháp ngăn cháy giữa khu vực để ở và khu vực kinh doanh. Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, nên gắn trách nhiệm của người đứng đầu.

Ông Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, phát biểu: "Cần làm rõ hơn về tính khả thi, giải pháp ngăn cháy giữa khu vực để ở với khu vực kinh doanh. Đặc biệt, tôi đề nghị cần điều tra, khảo sát, đánh giá tác động một cách cụ thể, kỹ lưỡng, nhất là đối với loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh để quy định một cách chặt chẽ, đảm bảo khả thi trong quá trình thực hiện luật."

Bà Vũ Thị Liên Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi, đề nghị: "Theo tôi cần bổ sung thêm một khoản quy định điều kiện phòng cháy cao hơn đối với các đô thị có mật độ dân cư cao để làm sao hạn chế thấp nhất thiệt hại, nhất là thiệt hại về người. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả thương tâm, hệ lụy mà do quá trình đô thị hóa, nhu cầu nhà ở và kinh doanh đã bỏ qua các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy."

Bà Trần Thị Thu Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, nhấn mạnh: "Cần kịp thời ban hành các kế hoạch để triển khai thực hiện nhanh chóng và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ của chính sách trên vì thêm mỗi phút trôi qua mà các bộ, ngành chưa ban hành quy định để gỡ vướng trong thực tiễn thì lại là mỗi phút các cơ sở đang gặp vướng mắc đối mặt với các nguy cơ thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản do cháy gây ra."

Các đại biểu cho rằng, ngoài việc quy định đầy đủ, chặt chẽ về vấn đề thẩm tra, thẩm định, thiết kế, nghiệm thu về PCCC, cần bổ sung vào dự án luật những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó, cần có những chính sách ưu tiên trong việc xây dựng lực lượng và trang thiết bị phòng cháy.

Ông Dương Tấn Quân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phát biểu: "Về nguyên tắc phòng cháy chữa cháy, Điều 5 đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc, bổ sung thêm nguyên tắc thứ sáu là ứng dụng công nghệ thông tin trong chữa cháy cứu nạn, cứu hộ. Vì thực tế hiện nay chúng ta đang thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng cháy chữa cháy."

Ông Phạm Đình Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, đề xuất: "Tôi đề nghị bổ sung và quy định rõ trong dự án Luật các chính sách ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước trong việc xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện phục vụ công tác PCCC và CNCH. Trước hết là quan tâm đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nâng cao năng lực, sức chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; đồng thời cần phải có sự ưu tiên thỏa đáng về nguồn lực tài chính để mua sắm đầu tư trang bị những phương tiện tiên tiến, hiện đại hiện có trên thế giới nhằm phục vụ tốt nhất và đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong việc cứu người bị nạn."

Phát biểu tại phiên họp, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an, trân trọng cảm ơn các ĐBQH đã quan tâm, đóng góp những ý kiến sâu sắc đối với dự án luật. Đồng thời, cho biết Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ báo cáo Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của Quốc hội để nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo các ý kiến của ĐBQH nhằm hoàn thiện các quy định có trong Dự án Luật.

Chiều 27/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Trong sáng 27/6, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua 9 Chương, 89 Điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, với kết quả với 388/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm