Thứ Hai, 25/11/2024 09:18 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 06

(ANTV) - Chiều 14/6 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì hội nghị với lãnh đạo các Bộ, ngành về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án 06. Cùng dự hội nghị có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.

Theo kế hoạch đến hết tháng 5/2023, trong tổng số 10 nhiệm vụ chung phải hoàn thành, hiện có 1 nhiệm vụ chưa hoàn thành. Đối với nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành đến nay có 10 nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Bên cạnh đó mới có 15/20 Bộ, cơ quan hoàn thành việc hợp nhất hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Còn 8 Bộ, ngành chưa triển khai số hóa giải quyết thủ tục hành chính hoặc có kết quả thấp dưới 5%.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến yêu cầu bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy của các Bộ, ngành vẫn còn chậm. Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành chưa được triển khai đồng bộ, dẫn tới việc kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành còn vướng mắc, còn tình trạng cát cứ thông tin, co cụm dữ liệu.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Khó khăn lớn nhất trong thực hiện chuyển đổi số chính là nhận thức. Bởi nếu không được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, thống nhất sẽ không thể hoàn thành các nhiệm vụ của từng Bộ, ngành, cũng như nhiệm vụ chung của Đề án 06.

Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành phải có sự chuyển động mạnh mẽ hơn nữa, xác định rõ mục tiêu, lộ trình, thời gian hoàn thành. Ưu tiên giải quyết những vấn đề vướng mắc, tập trung có các biện pháp, giải pháp đôn đốc các đơn vị.

Nhấn mạnh đến 3 vấn đề quan trọng là điểm nghẽn trong thực hiện, đó là môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng công nghệ và nhân lực, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành trong đó đẩy mạnh việc kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu tập trung và dữ liệu chuyên ngành.

Hiện, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an triển khai xây dựng. Đây là dữ liệu rất quan trọng, đã được làm trước một bước và hiện việc phát triển các dịch vụ công trực tuyến sẽ xoay quanh trục dữ liệu này. Nhất là đối với 25 dịch vụ công thiết yếu được xác định trong Đề án 06. Do đó cần tập trung đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tương tương trực tuyến hiệu quả với chính quyền trên môi trường điện tử.

Cần chỉ rõ những bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC tại các Bộ, ngành

Sáng 14/6, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức Phiên họp giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 99 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2020 – 2022”, làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế.

Sau khi nghe đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Y tế báo cáo tóm tắt về Kết quả thực hiện Nghị quyết 99, các ý kiến đánh giá sau khi Nghị quyết số 99 được ban hành, công tác PCCC của các Bộ, ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng báo cáo của các Bộ vẫn chưa chỉ ra bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật PCCC.

Đồng quan điểm Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Anh Công cho rằng công tác đào tạo kỹ năng PCCC, kỹ năng thoát hiểm chưa được chú trọng.

Đoàn giám sát đề nghị các Bộ cần sớm hoàn thiện các báo cáo, thực hiện nghiêm túc, bám sát đề cương hướng dẫn của Đoàn giám sát. Trong đó, cần bổ sung thêm số liệu, phụ lục cho đầy đủ, đặc biệt bổ sung, làm rõ những vướng mắc, khó khăn liên quan đến bộ ngành mình phụ trách trong công tác PCCC để có đề xuất giải pháp cụ thể nhằm khắc phục được những vướng mắc này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Làm rõ việc người dân tự ý làm barie chắn xe qua lại

Làm rõ việc người dân tự ý làm barie chắn xe qua lại

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Nhằm hạn chế người dân đi vào ngõ khung giờ cao điểm buổi sáng, một số ngõ trên đường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã làm barie ngăn người dân đi qua. Việc này khiến người tham gia giao thông qua đây bức xúc và thắc mắc về tính pháp lý của việc làm rào chắn ngăn cản giao thông. Vậy sự việc này cụ thể như thế nào, có đúng các quy định của pháp luật?

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (25/11)

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (25/11)

Điểm tin 25/11/2024

(ANTV) - Lại diễn tấu hài bình chọn "giải thưởng nhân quyền"; Đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng “Liệu cơm gắp mắm”; Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế; Cảnh báo lừa đảo từ cuộc gọi “con cấp cứu ở Chợ Rẫy” - là những bài viết nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay (25/11).

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Chính trị 25/11/2024

(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình. Ngày 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã tới chào xã giao ngài Neth Savoeun, Phó Thủ tướng thứ nhất Vương quốc Campuchia và ngài Sar Sokha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia.

Thủ tướng Canada lên án hành vi bạo lực bài Do Thái

Thủ tướng Canada lên án hành vi bạo lực bài Do Thái

Thế giới 25/11/2024

(ANTV) - Ngày 23/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên án tình trạng bạo lực và chủ nghĩa bài Do Thái tại các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine và phản đối cuộc gặp thường niên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO ở trung tâm thành phố Montreal. Ông Trudeau nhấn mạnh các hành vi cực đoan này là không thể chấp nhận được.

Quản lý người chơi game dưới 18 tuổi

Quản lý người chơi game dưới 18 tuổi

Xã hội 24/11/2024

(ANTV) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, thay thế cho Nghị định 72/2013 và 27/2018, trong đó bổ sung các điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Theo đó, nhà cung cấp phải có hệ thống thiết bị kỹ thuật quản lý thời gian chơi trong ngày của người dưới 18 tuổi, không quá 60 phút đối với từng trò chơi, không quá 180 phút với tất cả các trò chơi mà doanh nghiệp cung cấp.

Xem thêm