Thứ Sáu, 20/09/2024 07:00 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - cần nhiều giải pháp hữu hiệu

BT

(ANTV) - Tình trạng dùng xung điện và hóa chất khai thác thủy sản trái phép không những làm suy giảm nặng nề nguồn lợi thủy sản mà còn gây ảnh hưởng đến người dân nuôi thủy sản trên các lồng bè. Mặc dù, lực lượng Công an đã tổ chức nhiều đợt ra quân, cao điểm, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trên lĩnh vực này, tuy nhiên vẫn tình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Cào điện, chích điện, thậm chí là đổ cả hóa chất xuống sông để bắt tôm cá… Những hành vi khai thác tận diệt như thế này khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của các loài thủy sinh. Mặc dù biết đây là hành vi vi phạm pháp luật, thế nhưng do dễ kiếm thêm thu nhập, nên nhiều người vẫn cố tình vi phạm.

Đối tượng Nguyễn Văn Sỉ, có hành vi khai thác thủy sản bằng xung điện khai nhận: Em cũng không muốn đi đâu, nhưng mà con cái, nợ nần người ta đòi quá trời. Trên bờ thì người ta không mướn, em hết đường rồi mới đi lại. Em biết em sai rồi, không dám đi nữa đâu.

Mặc khác, tình trạng khai thác, đánh bắt theo kiểu tận diệt gây ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi cá của người dân trên các lồng bè, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Người dân bày tỏ: Tối khuya là nó đi chích điện và thuốc cá, thuốc tôm. Thuốc tôm, thuốc cá chết nhiều quá. Mỗi lần nó thuốc là tụi tôi phải tốn tiền để trị bệnh cho cá nhiều quá. Tụi tôi làm ăn cái này thì tiền rất là nhiều, ảnh hưởng tới ngân hàng, tới nhà nước. Phải vay nợ ngân hàng, vay nợ nhà nước mà nó làm như vầy hoài có nước tụi tôi phá sản, chứ tiền đâu mà trả nổi.

Thượng tá Nguyễn Văn Ca, Phó Trưởng Công an huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp cho biết: Một số đối tượng hoạt động chuyên nghiệp không cư trú trên địa bàn luôn tìm mọi cách đối phó với lực lượng chức năng để đánh bắt thủy sản trái phép nếu bị phát hiện sẽ ném bỏ tang vật hoặc chống trả, gây nguy hiểm cho lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ. Mặt khác, việc sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép còn ảnh hưởng đến môi trường sống nuôi lồng bè ven các tuyến sông gây bức xúc trong nhân dân rất dễ xảy ra tình trạng xung đột gây mất an ninh trật tự.

Thời gian qua, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với các ngành tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác và bảo vệ thủy sản. Đồng thời, mở nhiều đợt cao điểm kiểm tra, xử lý đối tượng hủy hoại thủy sản. Rà soát, lên danh sách các đối tượng nhằm tuyên truyền vận động các đối tượng giao nộp các công cụ đánh bắt thủy sản bằng xung điện.

Thượng tá Nguyễn Trung Thành, Phó Trưởng Công an huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm: Từ đầu năm đến nay, Công an huyện bắt 14 vụ, 17 đối tượng trong đó đã khởi tố 2 vụ, 2 đối tượng. Đáng chú ý, Công an huyện đã chủ động nắm tình hình phát hiện 1 đối tượng đang sản xuất tàng trữ 37 bộ kích điện phục vụ cho các đối tượng dùng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt vẫn còn xảy ra, có những trường hợp người ta đã chấp nhập chuyển đổi nghề, tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn, việc dùng xung điện đánh bắt thủy sản đem lại nguồn kinh tế trước mắt đảm bảo 1 đêm thu nhập từ 200 – 500.000đ.

Trên địa bàn toàn tỉnh, từ năm 2020 đã xử lý gần 500 với hơn 520 đối tượng khai thác thủy sản trái phép. Tuy nhiên, hành vi vi phạm này vẫn tiếp tục xảy ra và có chiều hướng gia tăng. Sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an cũng chỉ giải quyết phần nổi của vấn đề. Vì vậy, để giải quyết bài toán bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần có những giải pháp căn cơ hơn từ các ngành các cấp. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật, đồng thời mạnh dạn tố giác các hành vi vi phạm pháp luật để các cơ quan chức năng xử lý./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm