Thứ Sáu, 20/09/2024 06:52 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Đẩy mạnh chuyển đổi số, sớm đưa TP.HCM thành đô thị thông minh

BT

(ANTV) - Tháng 8/2022, Thành ủy TPHCM ban hành Chỉ thị 17-CT/TU về việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng TP trở thành đô thị thông minh. Xác định đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ là 2 mũi nhọn để thực hiện chỉ thị này; TPHCM đang liên tiếp đẩy mạnh các hoạt động giao lưu công nghệ, từng bước áp dụng trong vận hành đô thị thông minh.

Ban chỉ đạo Chuyển đổi số TPHCM đã chọn 2023 là năm chủ đề về dữ liệu số; cơ sở quan trọng nhất để tiến tới đô thị thông minh. Sở Thông tin – Truyền thông TP nhấn mạnh vào giải pháp tạo lập và duy trì dữ liệu số của TP phục vụ chia sẻ hỗ trợ và ra quyết định. Trong đó tập trung phát triển 3 nhóm dữ liệu: nhóm dữ liệu phục vụ cho quản lý đất đai, đô thị; nhóm dữ liệu liên quan đến thông tin của người dân và nhóm dữ liệu về phát triển tài chính doanh nghiệp.

Ông Daryl Chung, Giám đốc Phát triển Công ty JDI cho biêt: “Dữ liệu là cốt lõi trong bất cứ chiến lược chuyển đổi số và chiến lược đô thị thông minh nào, cần đồng bộ hóa kho dữ liệu từ cấp độ quản lý thành phố, cấp độ doanh nghiệp và cấp độ dân cư. Công nghệ và đổi mới sáng tạo đang giúp xử lý kho dữ liệu đó;đồng bộ hóa, phân tích và đưa ra các giải pháp theo yêu cầu. Điều quan trọng là chúng tôi kỳ vọng tiếp tục có thêm sự đồng hành của TP trong các quy định, chính sách hỗ trợ để giúp nhanh đưa công nghệ ứng dụng vào xử lý dữ liệu”

Trên cơ sở định hướng dữ liệu này, các sở ngành tại TPHCM đẩy mạnh triển khai thống nhất các hệ thống thông tin chuyên ngành. Dự kiến năm 2023 sẽ có 6 hệ thống thông tin chuyên ngành của 6 sở ngành sẽ đưa vào vận hành: Hồ sơ sức khỏe điện tử; Hệ thống thông tin quản lý đất đai; Hệ thống thông tin quản lý xây dựng; Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội; Quản lý đầu tư công và quản lý hộ kinh doanh cá thể; và cơ sở dữ liệu quy hoạch.

TPHCM đang chủ động kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp công nghệ vào chủ trương này để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Ông Lê Trọng Đức, Giám đốc Công nghệ FPT Telecom cho biết: “Trong chiến lược đô thị thông minh của TPHCM thì có rất nhiều nguồn thu nhập dữ liệu. Từ đó xác định nền tảng iOT là cốt lõi để xử lý, để đồng bộ được kho dữ liệu về số, về hình ảnh mà TP thu nhập mỗi ngày. Do đó, với sự hỗ trợ của công nghệ thì xử lý được kho dữ liệu khổng lồ ấy; tạo ra bảng phân tích cụ thể cho cán bộ quản lý tại TPHCM nắm thông tin kịp thời; ra quyết định nhanh chóng hơn.”

Hơn 6 tháng thực hiện Chỉ thị 17-CT/CU; TPHCM đạt một số thành tựu nhất định trong chiến lược đô thị thông minh. TP năm 2022 nằm ở vị trí 111; tăng 68 bậc so với 2021 trong top 200 hệ sinh thái năng động nhất toàn cầu. TP cũng xếp thứ 3 về chuyển đổi số toàn quốc năm 2021. Kinh tế số TP chiếm 15.38% GPT năm 2022, tạo động lực cho những hoạt động tiếp theo của TPHCM để tiến đến đô thị thông minh.

Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết: Để thực hiện mục tiêu đó, TP xác định động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. TP tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học, khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công viên phần mềm Quang Trung; để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững. Tp đã triển khai nhiều chương trình, đề án quan trọng như Chương trình Chuyển đổi số, Đề án Xây dựng Đô thị thông minh.

Chỉ thị 17-CT/TU đặt ra mục tiêu 2022-2025; TPHCM tạo lập, tích hợp và khai thác hiệu quả các dữ liệu để phục vụ công tác phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và quản trị thành phố theo hướng hiện đại; xây dựng để trở thành đô thị thông minh. TP phấn đấu đến năm 2025 kinh tế số đóng góp khoảng 25% tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm