Những người từng chấp hành án phạt tù sau khi trở về với gia đình, với cộng đồng thường gặp không ít khó khăn trong quá trình làm lại cuộc đời bởi phần lớn trong số họ có trình độ văn hoá thấp, thuộc diện kinh tế khó khăn, bản thân không có nghề nghiệp, việc làm ổn định. Thời gian qua cấp uỷ, chính quyền và lực lượng công an ở Ninh Bình đã có những cách làm sáng tạo để thực hiện Nghị định 80/CP, huy động sự tham gia của các đoàn thể xã hội để động viên, giúp đỡ những người lầm lỡ, những người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng, phấn đấu trở thành công dân lương thiện, giữ gìn ANTT địa phương:
Chúng tôi tới nhà anh Trần Xuân Vĩnh, thôn 4B, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình vào một ngày khá oi bức. Tới nơi cũng đã là buổi trưa muộn thế nhưng anh Vĩnh cùng một vài người thợ vẫn đang miệt mài làm việc. Xưởng mộc do anh xây dựng nằm trong khuôn viên nhà hơn 200 mét vuông, tuy không lớn nhưng là tâm huyết và phần nào đó là niềm tự hào của anh Trần Xuân Vĩnh. Nhiều năm trước, khi mới chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, anh những tưởng cuộc đời mình đã đi vào ngõ cụt. Thế nhưng, nhờ sự động viên của lực lượng Công an, chính quyền địa phương, anh đã tham gia lớp học nghề xây dựng dân dụng do Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp công an tỉnh Ninh Bình mở ra, từ đó anh không chỉ có thêm một công việc mà còn có thêm những người bạn. Anh Trần Xuân Vĩnh chia sẻ: "Hầu hết những người như chúng tôi khi trở về đều không có nghề nghiệp, sau khi các anh ấy tạo điều kiện cho đi học nghề thì tôi cũng rất phấn khởi, muốn đi học để sau này mình có cái nghề tự lập cuộc sống của mình. Các cán bộ đứng lớp cũng tạo điều kiện giúp đỡ rất nhiều, cũng thêm được rất nhiều kiến thức thực tế cuộc sống".
Anh Vĩnh chỉ là một trong số nhiều người từng có quá khứ lầm lỗi đã vươn lên trong cuộc sống nhờ nỗ lực của bản thân và sự chung tay giúp đỡ của xã hội. Lớp xây dựng dân dụng anh từng tham gia học là một trong các lớp học nghề của mô hình “Đào tạo nghề cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng” do Công an tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện. Từ khi mô hình dạy nghề ra đời, hàng loạt lớp dạy nghề đan lát thủ công, các lớp xây dựng dân dụng, lớp học lái xe… cho người chấp hành xong án phạt tù đã mở ra. Cùng với việc tổ chức dạy nghề, lực lượng công an còn liên hệ với một số doanh nghiệp để giới thiệu việc làm khi các đối tượng học nghề xong và có, đầy đủ các điều kiện thì sẽ được nhận vào làm việc. Không chỉ tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình “Đào tạo nghề cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng”, lực lượng công an còn phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể ở địa phương xây dựng nhiều mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng, như mô hình “Giáo dục, cảm hóa người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng” mô hình “Toàn dân tham gia tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù”, “Cảm hóa giáo dục người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng” ở nhiều xã, thị trấn của huyện Nho Quan, Yên Mô, thành phố Ninh Bình, Tam Điệp… Trung tá Nguyễn Bá Hiển, phó đội trưởng đội hướng dẫn công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng, Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết: "Công an tỉnh Ninh Bình luôn chú trọng thực hiện công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng với nhiều biện pháp phù hợp. Lực lượng Công an tăng cường tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến người chấp hành xong án phạt tù thông qua việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù; xây dựng những mô hình, cách làm sáng tạo, có hiệu quả thiết thực giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù...".
Việc xây dựng các mô hình đã tạo điều kiện cho những người có khát vọng hoàn lương vơi bớt mặc cảm, tự ti, phấn đấu vươn lên, không chỉ tạo lập cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình mà còn giúp đỡ được nhiều người, trở thành những tấm gương tiêu biểu về tái hòa nhập cộng đồng. Đó không chỉ là một việc làm mang tính xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Song song với công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng, lực lượng Công an tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác quản lý cư trú đối với người chấp hành xong án phạt tù; trực tiếp gặp gỡ, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù, hướng dẫn họ làm các thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, đăng ký hộ khẩu và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thủ tục xóa án tích, đăng ký thường trú, tạm trú theo đúng quy định. Dưới sự chỉ đạo của Công an các huyện, thành phố, công an các xã, phường, thị trấn kịp thời nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của từng trường hợp người chấp hành xong án phạt tù để tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền có biện pháp phối hợp với gia đình, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức ở địa phương, động viên, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù phòng ngừa họ tái phạm tội sớm ổn định cuộc sống.
Hà Phương
(ANTV) - Cuối tháng 10, Temu quảng bá mạnh mẽ tại Việt Nam với các ưu đãi đến 90%, giao diện Việt hóa, và cam kết giao hàng trong 4 - 7 ngày. Kho hàng phong phú, giá cạnh tranh, cùng chiến dịch quảng bá lớn giúp Temu thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.
(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.
(ANTV) - Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV là sự kiện quan trọng với chủ đề "Chuyển đổi - Sáng tạo, bứt phá" thu hút hơn 700 tác phẩm từ 70 đơn vị trên cả nước.
(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
(ANTV) - Trong quá trình làm nhiệm vụ trên quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, các chiến sĩ thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Đắk Nông đã kịp thời đưa một người phụ nữ bị nhồi máu cơ tim đi cấp cứu tại bệnh viện.
(ANTV) - Nhằm kiềm chế tai nạn giao thông một cách bền vững, lực lượng CSGT Tuyên Quang đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức nội dung tuyên truyền về các quy trong của pháp luật trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
(ANTV) - Từ nay đến cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh, đây cũng là lúc hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả xảy ra nhiều và diễn biến phức tạp.
(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.
(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.