
(ANTV) - Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Sudan, Tướng Abdel-Fattah Burhan, người nắm quyền điều hành sau cuộc đảo chính quân sự ở nước này, đã ra quyết định trả tự do 4 bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Abdalla Hamdok bị bắt giữ hôm 25/10.
Các quan chức được trả tự do gồm Bộ trưởng Truyền thông, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bộ trưởng Thanh niên và thể thao và Bộ trưởng Thông tin.
Trong một diễn biến liên quan, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Sudan và cũng là người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất ở Sudan, ông Volker Perthes, đang dẫn đầu các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo các lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng Tự do và thay đổi (FFC), một liên minh dân sự, nhằm đạt thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng.
Trong khi đó, Mỹ cho biết đã hối thúc quân đội lập tức trả tự do cho toàn bộ các nhân vật chính trị bị bắt giữ hôm 25/10, nối lại đối thoại nhằm đưa ông Abdalla Hamdok trở lại vị trí thủ tướng và khôi phục chính quyền dân sự tại Sudan nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại quốc gia Bắc Phi này.
Hội nghị COP26: Một số nước không tham gia cam kết toàn cầu về loại bỏ điện than
Indonesia, Ba Lan, Việt Nam và nhiều nước khác ngày 4/11 đã cam kết sẽ chấm dứt việc sử dụng điện được sản xuất từ than và ngừng xây dựng các nhà máy điện than. Nhưng thỏa thuận này tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) lại không nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước tiêu thụ than hàng đầu khác.
Các bên tham gia ký thỏa thuận COP26 đã nhất trí loại bỏ việc sản xuất điện từ than vào những năm 2030 ở các nước giàu và những năm 2040 tại các nước nghèo hơn. Phần lớn các nước cũng cam kết tránh đầu tư vào các nhà máy than mới ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nhiều nước phụ thuộc vào than nhất thế giới lại “vắng mặt” trong cam kết đẩy loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất này lùi vào quá khứ. Trung Quốc chiếm khoảng 54,3% lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2020, trong khi con số này của Ấn Độ là 11,6%, và của Mỹ, cũng là một nước không tham gia vào thỏa thuận trên, là 6,1%.
Các cam kết đưa ra trong thỏa thuận COP26 không có tính ràng buộc, và nhiều bên ký kết cũng cho biết họ sẽ không thể loại bỏ than nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ các nước khác.
Bên cạnh đó, thỏa thuận COP26 chỉ nhắm đến việc sản xuất điện từ than, mà không bao gồm việc sử dụng loại nhiên liệu này trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên phục vụ chương trình phát triển bền vững
Ngày 5/11, Trung Quốc đã phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học Trái Đất, mang tên Quảng Mục vào không gian bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 6 vào lúc 10h9 (giờ Bắc Kinh) từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Vệ tinh đã đi vào quỹ đạo như kế hoạch.
Trung tâm phóng vệ tinh cho biết đây là nhiệm vụ bay thứ 395 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh.
Vệ tinh SDGSAT-1 do Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát triển và là vệ tinh khoa học vũ trụ đầu tiên trên thế giới phục vụ Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc.
Vệ tinh có 3 thiết bị quang học có thể cung cấp dữ liệu quan sát vũ trụ để theo dõi, đánh giá và nghiên cứu tương tác giữa con người và thiên nhiên và phát triển bền vững.
(ANTV) - Rạng sáng nay, Nguyễn Thiên Ninh (sinh năm 1981), trú huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã bị bắt giữ để điều tra về hành vi dùng dao đâm người khác dẫn đến tử vong.
(ANTV) - Với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, vịnh Hạ Long tiếp tục là điểm đến được đông đảo Nhân dân, du khách lựa chọn. Để đảm bảo an toàn phục vụ du khách tham quan và lưu trú trên vịnh, lực lượng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Quảng Ninh đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn.
(ANTV) - Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
(ANTV) - Chỉ vì một clip hướng dẫn ‘xoa bóp đau vai gáy’ hay ‘tăng chiều cao cho bé’, hàng nghìn người đã bỏ tiền thật mua phải sản phẩm chức năng giả. Từ các vụ án mà lực lượng Công an triệt phá, thu giữ hàng trăm tấn hàng giả cho thấy mức độ tinh vi, quy mô lừa đảo bằng thực phẩm chức năng giả trên mạng internet là rất lớn.
(ANTV) - Chụp hình check in mỗi khi đi du lịch có lẽ là sở thích và cũng là đam mê của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Thế nhưng, điều đáng nói là có rất nhiều bạn trẻ để đạt được mục đích câu like, với mong muốn có được những tấm hình, những video triệu view mà chọn check in tại những vị trí mạo hiểm. Và phía sau những tấm hình ấy là những nguy hiểm rình rập.
(ANTV) - Thị trường ca cao đang trải qua một đợt biến động chưa từng có với giá tăng vọt lên mức kỷ lục (260.000 đồng/kg). Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy tiềm năng kinh tế lớn từ cây ca cao, giúp cải thiện đáng kể đời sống của người dân.
(ANTV) - Theo số liệu sơ bộ do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây, giá tiêu dùng của Khu vực đồng euro (Eurozone) trong tháng 4/2025 vẫn ở mức 2,2%, cao hơn một chút so với mức dự báo 2,1% của các chuyên gia kinh tế. Mức lạm phát của tháng Tư đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp lạm phát trong khối này cao hơn mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
(ANTV) - Từ người nông dân cho tới người tiêu dùng, ngành cà phê toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Mức thuế 10% do Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa áp đặt lên nhiều quốc gia sản xuất cà phê đã làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng chi phí và bất ổn chuỗi cung ứng. Tại thành phố Houston, bang Texas, triển lãm cà phê đặc sản quốc tế Specialty Coffee Expo 2025 đã trở thành nơi chia sẻ những lo âu và tìm kiếm hướng đi mới cho ngành.
(ANTV) - Thời gian vừa qua, nhiều đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, tồn tại trong thời gian dài, gây dư luận bức xúc trong nhân dân đã liên tiếp bị Bộ Công an và các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra.
(ANTV) - Theo Cục Cảnh sát giao thông trong ngày 02/5, cảnh sát giao thông công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 8.553 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tạm giữ 32 ô tô, 2.634 mô tô, 50 phương tiện khác; tước 322 giấy phép lái xe các loại; trừ điểm giấy phép lái xe 1.073 trường hợp.