(ANTV) - “Biến đổi khí hậu” dường như là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong tháng 7 này, khi mà các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Và đi cùng với đó, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh thực trạng: con người đang góp phần lớn như thế nào dẫn đến tình trạng trên.
Nhận diện được vấn đề này, một tổ chức bao gồm các nhà hoạt động vì khí hậu và cũng là những nghệ sĩ kịch nói đã và đang nỗ lực hướng đến thay đổi nhận thức của người dân ở những khu vực xa xôi tại Kenya – quốc gia Đông Phi cũng đang chịu những tác động nghiêm trọng từ tình trạng biến đổi khí hậu.
Âm nhạc và bầu không khí lễ hội nhanh chóng thu hút những người dân địa phương của vùng nông thôn Bomani, miền Nam Kenya.
Các nghệ sĩ đang trình diễn một vở kịch có nội dung về môi trường và biến đổi khí hậu. Thiên nhiên ở đây dường như còn nguyên vẹn trước năm 1981. Nhưng nhiều năm sau, tình trạng phá rừng diễn ra thường xuyên để lấy nguyên liệu cho sản xuất than củi. Vậy tương lai người dân sẽ đi về đâu?
Các nghệ sĩ muốn cho khán giả thấy rằng, họ chính là một phần của cốt truyện có thật này.
Các nghệ sĩ và cũng là các nhà hoạt động vì môi trường của S.A.F.E biết rằng, người dân nơi đây đang đối diện với vấn đề sinh tồn.
3 tháng trước, đàn gia súc của anh Chaka Majaliwa có khoảng 50 con, nhưng hiện số lượng giảm nhiều. Chúng chết vì thiếu thức ăn và thiếu nước. Anh Chaka đã từng phải di cư từ một ngôi làng khác do hạn hán, nhưng tình hình ở đây cũng chẳng khả thi hơn.
Khí hậu ở Kenya không còn như vài năm trước. Mùa khô kéo dài hơn và có thời điểm hàng tháng trời không có một giọt mưa.
Cuộc sống của người dân đều gắn với 2 từ “nghèo đói”. Họ chặt cây để lấy đất làm nông nghiệp, nhưng điều này chỉ khiến cho mặt đất càng khô cằn hơn, nên mùa màng cũng thất bát. Để kiếm thêm thu nhập, họ chuyển sang bán than củi, nhưng để sản xuất than lại cần chặt cây. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế diễn ra. Vì thế, trong chương trình của S.A.F.E, các nhà hoạt động cũng triển khai nhiều giải pháp thay thế để người dân có thể tạo ra thu nhập.
S.A.F.E có trụ sở chính ở London, Anh, và nhiều chi nhánh nhỏ ở các quốc gia châu Phi. Tổ chức được tài trợ bởi Chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế.
Ngoài các buổi trình diễn kịch nói, họ cũng xây dựng cả các buổi hội thảo để được lắng nghe chia sẻ của người dân về những rào cản, khó khăn. Nhóm hy vọng, người tham gia có thể tiếp tục truyền đạt những kiến thức hữu ích họ tiếp thu được cho người dân ở những ngôi làng khác.
Giờ đây, cánh rừng xanh tốt này là tài sản của ông Kilawa Kithome. Những cây phi lao, xoan hay bạch đàn xanh cung cấp bóng mát và bảo vệ đất đai.
Ông Kilawa cũng nuôi thêm ong, nhờ đó ông kiếm được khoảng 1.600 bảng Anh/năm (hơn 2.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học.
Uruguay: Hạn hán khiến người dân phải dùng nước nhiễm mặn để ăn uống
Đối mặt với hạn hán kéo dài nhiều năm và nhiệt độ tăng cao, Uruguay đang ngày càng trở nên khô hạn. Tình hình trở nên tồi tệ đến mức, nhà chức trách buộc phải trộn nước nhiễm mặn lấy từ cửa sông với nguồn nước ngọt đang giảm dần để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nhiều tuần nay, 1,8 triệu người dân thủ đô Montevideo, chiếm hơn nửa dân số cả nước, đã phải đồng loạt chuyển sang dùng nước đóng bình để uống và thậm chí cả nấu ăn.
Từ tháng 5, chính phủ đã bắt đầu ráo riết tăng hàm lượng natri và clorua được phép có trong nước uống. Giới chức khẳng định, nước máy ở thủ đô là an toàn, mặc dù khuyến cáo phụ nữ có thai và người ốm không sử dụng.
Bà Moreira cũng than phiền về việc phải mua cả nước đóng bình để sử dụng. Một bình 40 lít có giá khoảng 600 peso (gần 380 nghìn VNĐ). Hiện bà đang trữ khoảng 100 lít do lo sẽ đến lúc nước sạch hết hoàn toàn. Để giảm áp lực, Chính phủ Uruguay đã ban hành miễn thuế đối với nước đóng chai như một phần của các biện pháp khẩn cấp về nước.
Trong hiến pháp sửa đổi năm 2004, Uruguay tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới coi việc tiếp cận nguồn nước là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc phải rơi vào tình cảnh trên đã gây sốc cho người dân của một trong những quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ. Chính phủ Uruguay cho biết, họ đã và đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề.
(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.
(ANTV) - Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ D.Trump đã đột ngột thông báo hoãn áp thuế 90 ngày với hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc. Động thái bất ngờ của Mỹ đã khiến thế giới thở phào, song cũng mở ra nguy cơ về một chiến thương mại Mỹ - Trung sâu sắc hơn bao giờ hết.
(ANTV) - Theo thông tin từ các cơ quan y tế Yemen, các cuộc không kích mới nhất của Mỹ vào Yemen đã khiến 15 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
(ANTV) - Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, miền Nam được giải phóng, non sông thu về một mối. Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ là kết quả của một chiến dịch quân sự thần tốc, mà còn là kết tinh của nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, quân sự và tinh thần đại đoàn kết dân tộc sâu sắc. Có thể khẳng định, chiến thắng 30/4 là minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam.
(ANTV) - Đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang đến rất gần. Những ngày tháng 4 lịch sử, hàng nghìn quân nhân đã theo tàu vào Nam chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những ngày này, các chiến sĩ lực lượng CAND và QĐND đang gấp rút luyện tập cho ngày hợp luyện. Trong đó, có công tác bảo đảm những loạt pháo lễ vang rền, chính xác, an toàn, thể hiện khí thế hào hùng, niềm hân hoàn của cả dân tộc ta trong ngày vui đại thắng.
(ANTV) - Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
(ANTV) - Tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số. Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi “Công ước Hà Nội”.
(ANTV) - Ngày 10/4, đoàn công tác của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác vận hành hệ thống Cảnh báo sự cố cháy, nổ, tai nạn tại Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh.
(ANTV) - Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị P4G (Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế An ninh, trật tự P4G Bộ Công an đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.