(ANTV) - Hàng trăm cuộc biểu tình phản đối người nhập cư và Hồi giáo đã bùng phát thành bạo loạn trên khắp nước Anh hơn 1 tuần qua. Nguyên nhân xuất phát từ tin đồn thất thiệt về gốc gác của nghi phạm 17 tuổi trong vụ đâm dao nghiêm trọng nhắm vào ba bé gái tham gia một lớp học múa ở thị trấn Southport cuối tháng trước.
Làn sóng bạo loạn gây bất ngờ tại Anh cho thấy hiểm họa ghê gớm của thông tin sai lệch trên mạng xã hội khi những tin giả kích động kỳ thị chủng tộc, tôn giáo dễ dàng qua mặt công chúng. Sự việc một lần nữa cho thấy tư tưởng phân biệt chủng tộc, bài xích người da màu vẫn tồn tại trong xã hôi Anh hiện nay.
HIỂM HỌA CỦA TIN GIẢ
Thảm kịch 3 bé gái bị sát hại và 10 người khác bị thương trong vụ đâm dao tại thị trấn Southport, Tây Bắc vùng England ngày 29/7 đã dẫn đến làn sóng bạo loạn nghiêm trọng nhất ở Anh kể từ năm 2011 trong suốt tuần qua và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đáng lo ngại, bạo lực được châm ngòi từ những thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội về nhân thân và tôn giáo của nghi phạm, kích động làn sóng kỳ thị chủng tộc và tôn giáo trên cả nước.
Các bài đăng trên mạng xã hội sau vụ đâm dao đều cho hay kẻ tấn công là Ali Al-Shakati, người tị nạn Hồi giáo đến Anh bằng thuyền năm ngoái và nằm trong danh sách theo dõi của cơ quan tình báo MI6.
Thông tin giả này lan truyền nhanh đến mức cảnh sát Anh buộc phải phá lệ, công bố danh tính nghi phạm. Đó là Axel Rudakubana, 17 tuổi, sinh ra tại Cardiff, Anh và sống gần thành phố Southport. Cảnh sát chưa công bố động cơ của nghi phạm, nhưng cho hay đây không phải vụ tấn công khủng bố.
Dù vậy, những lời đồn đại vẫn không dừng lại, châm ngòi cho cuộc bạo loạn ở Southport vào ngày 30/7, trước cả khi gia đình, bạn bè của những đứa trẻ kịp đau buồn.
Những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về nghi phạm được lan truyền nhanh chóng khi gắn các từ khóa nhạy cảm với xã hội Anh: nhập cư, Hồi giáo và Rwanda – quốc gia châu Phi có tên trong một đạo luật mà chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Keir Starmer đưa ra, theo đó trục xuất người tị nạn không được Anh chấp thuận tới Rwanda.
LÀN SÓNG BẠO LOẠN Ở ANH
Vụ bạo loạn đầu tiên xảy ra ở Southport ngày 30/7 tại một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân. Hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài một đền thờ Hồi giáo, trong đó các đối tượng quá khích đốt xe cảnh sát, ném gạch, đá và pháo sáng vào đền thờ và cảnh sát, khiến hàng chục người bị thương.
Sau vụ bạo loạn ở Southport, từ ngày 31/7 đến 9/8, khoảng 100 cuộc biểu tình cực hữu và biểu tình phản đối cực hữu nổ ra tại hàng loạt thành phố lớn trên khắp nước Anh.
Nhiều trong số này biến thành bạo loạn khi những đối tượng cực đoan tấn công cảnh sát bằng bình chữa cháy, ném chai lọ, gạch đá, pháo sáng, bom xăng, đốt xe cảnh sát, đốt và cướp phá các cửa hàng, bao vây các đền thờ Hồi giáo và tấn công các khách sạn là nơi cư trú của người xin tị nạn.
Người dân Anh cho biết họ cảm thấy kinh hoàng trước sự bùng phát của bạo lực, điều họ cho là đã tiếp tay cho hành vi phân biệt chủng tộc.
Một báo cáo được công bố năm 2023 cho thấy các sự việc bạo lực liên quan đến Hồi giáo đã tăng gấp đôi trên khắp nước Anh trong giai đoạn 2012-2022, với những lý do như hoạt động cực hữu gia tăng hay các cuộc tấn công chống Hồi giáo trên toàn cầu.
Một số nhà phân tích cũng chỉ ra rằng việc chính phủ chưa thực hiện được đầy đủ những chính sách về an ninh cũng là một nguyên nhân khiến các cuộc biểu tình nhanh chóng bùng phát thành bạo loạn.
Ngoài ra, theo một số phân tích từ các chuyên gia, vụ tấn công bằng dao khiến 3 bé gái thiệt mạng không phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo loạn hiện nay.
Số liệu mới từ Nhóm Ứng phó Nạn kỳ thị Hồi giáo (IRU), trụ sở tại London, cho thấy số vụ bạo lực liên quan đến phân biệt đối xử với người Hồi giáo đã tăng vọt 365% kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra ở Dải Gaza tháng 10 năm ngoái.
Bạo loạn Southport "gần như là một cuộc biểu tình chớp nhoáng" và là hồi chuông cảnh tỉnh với chính phủ Anh về tình trạng kỳ thị Hồi giáo đang nở rộ trong phong trào cựu hữu tại nước này.
ĐOÀN KẾT CHỐNG LẠI SỰ THÙ HẬN
Có thể thấy, tình trạng bạo lực và hỗn loạn đang khiến nước Anh bị tổn thương ở quy mô chưa từng thấy. Thế nhưng, bên cạnh những nguồn tin sai lệch, những tư tưởng hận thù, hàng nghìn người dân địa phương và các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc đã xuống đường ở nhiều thành và cùng giơ cao biểu ngữ: “Chúng ta đều là con người”, "Đoàn kết chống lại sự thù hận".
Tại cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở phía Bắc thủ đô London, đám đông cầm biểu ngữ ủng hộ người nhập cư tụ tập bên ngoài một trung tâm tư vấn nhập cư, nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng đối với cơ sở này.
Hiện các nghi phạm gây rối trật tự công cộng đang bị cảnh sát đột kích, vây bắt. Ngày 9/8, tòa án Anh đã kết án tù 2 đối tượng nam giới có các hành vi kích động bạo lực cực hữu trên mạng xã hội liên quan vụ đâm dao tại thị trấn Southport. Gần 500 người đã bị bắt trên khắp nước Anh.
(ANTV) - Tại thành phố Đà Nẵng, ngay sau khi tiếp nhận và kiện toàn bộ máy tổ chức, lực lượng Công an các phường, xã trên địa bàn thành phố cũng đã nhanh chóng ổn định tổ chức, chủ động triển khai các nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, không để xảy ra tình trạng gián đoạn hay xáo trộn. Ghi nhận tại phường Sơn Trà.
(ANTV) - Iran tuyên bố đóng cửa không phận miền Tây và miền Trung của Iran đã đóng cửa đối với các chuyến bay quá cảnh quốc tế vì lý do an toàn.
(ANTV) - Ngày 2/7 đã xảy ra 2 trận động đất ở quần đảo Tokara, phía Tây Nam Nhật Bản. Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại hay thương vong, cũng như không có cảnh báo sóng thần.
(ANTV) - Quan hệ giữa Nga và Azerbaijan đang trải qua giai đoạn căng thẳng sau một loạt vụ bắt giữ công dân hai nước tại Yekaterinburg của Nga và thủ đô Baku của Azerbaijan, buộc hai bên phải trao đổi công hàm ngoại giao chính thức.
(ANTV) - Ngày 1/7, Thủ tướng Pháp Francois Bayrou đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm mới nhất tại Quốc hội, sau khi các nghị sĩ đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu không ủng hộ kiến nghị của các đảng đối lập cánh tả. Kiến nghị này chỉ có 189 phiếu ủng hộ, thấp hơn ngưỡng cần thiết để miễn nhiệm chính phủ hiện nay.
(ANTV) - Từ nay đến năm 2030 sẽ có hơn 14 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất thế giới, trong đó 1/3 là trẻ em, có thể tử vong do chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài. Đây là dự báo trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet.
(ANTV) - Gần 75% di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng vì tình trạng nước không ổn định, bao gồm cả thiếu nước và thừa nước. Đây là cảnh báo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 1/7.
(ANTV) - Tại Indonesia – quốc gia đang đối mặt với ô nhiễm không khí do lượng lớn xe cũ phát thải – một trào lưu mới đang âm thầm lan tỏa: biến những chiếc xe Vespa cổ thành xe điện. Không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay môi trường, đây còn là hành trình của ký ức, của những người yêu nét hoài cổ nhưng muốn góp phần vào tương lai xanh.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Israel đã đồng ý các điều kiện cần thiết cho một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 60 ngày tại Gaza. Thông tin được ông Donald Trump công bố trên mạng xã hội, trong đó nhấn mạnh đây sẽ là khoảng thời gian để các bên liên quan nỗ lực chấm dứt xung đột tại vùng lãnh thổ Palestine này.
(ANTV) - Liên quan đến đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại hình ảnh một nam shipper đang ngồi xếp hàng hóa trong kho bất ngờ bị người đàn ông lao tới hành hung, thu hút sự chú ý của dư luận. Lãnh đạo Công an phường Hưng Đạo, TP Hải Phòng cho biết đã nhận được đơn trình báo và đang xác minh điều tra.