Thứ Sáu, 04/07/2025 09:56 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Indonesia: Bảo vệ rừng ngập mặn trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn

(ANTV) - Tại Indonesia, có một khu rừng ngập mặn dành riêng cho phụ nữ, là nơi để những người phụ nữ sinh hoạt, trò chuyện và kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên, khu rừng ngập mặn ấy đang có nguy cơ bị biến mất bởi ô nhiễm môi trường và sự phát triển của địa phương. Mất đa dạng sinh học đang làm thu hẹp diện tích rừng và khiến cho đời sống thực vật, động vật bị suy giảm. Những người phụ nữ làm việc trong rừng lo sợ rằng một phần quan trọng trong truyền thống và sinh kế của họ sẽ bị biến mất mãi mãi.

Nằm trên bờ biển phía Đông Nam của thành phố Jayapura là ngôi làng nổi Enggros. Chị Merauje và những người phụ nữ trong làng đang thực hiện truyền thống Tonotwiyat, có nghĩa là “làm việc trong rừng”. Trong sáu thế hệ, những người phụ nữ trong số 700 người Papua của ngôi làng này đã làm việc trong các khu rừng ngập mặn để thu thập trai, đánh bắt cá và kiếm củi.

Chị PETROLENA MERAUJE – Người dân làng Enggros, Indonesia cho biết:  “Phong tục và văn hóa của người Papua, đặc biệt là những người ở làng Enggros, là phụ nữ được trao không gian và địa điểm riêng để sinh hoạt trong các buổi gặp mặt truyền thống. Và các bô lão trong bộ lạc đã cung cấp cho chúng tôi một khu rừng ngập mặn làm lãnh thổ riêng.”

Khu rừng ngập mặn này chỉ cách trung tâm thành phố Jayapura, thủ phủ của Papua 13km. Đây là nơi chỉ dành riêng cho phụ nữ, để phụ nữ trò chuyện, sinh hoạt và kiếm sống. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm, tốc độ phát triển đô thị hóa quá nhanh và việc mất đa dạng sinh học đã khiến diện tích đất rừng bị thu hẹp, trong khi đời sống thực vật và động vật cũng bị suy thoái. Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ khu rừng khỏi sự tàn phá, tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao.

Chị BERTA SANYI - Người dân làng Enggros, Indonesia chia sẻ: “Tôi rất buồn khi chứng kiến tình trạng hiện tại của khu rừng bởi vì đây là nơi chúng tôi sinh sống. Khu rừng là căn bếp của chúng tôi, là nơi chúng tôi có thể tìm kiếm thức ăn.”

Một buổi sáng sớm, chị Merauje và con gái 15 tuổi đi xuồng máy nhỏ vào rừng. Họ nhìn thấy rất nhiều rác thải nhựa và các chất thải khác mắc kẹt trong các rễ cây ngập mặn. Một số phụ nữ khác đứng ngập trong nước để tìm kiếm trai vỏ mềm, song những gì họ tìm thấy chỉ toàn là rác thải.

Bà PAULA HAMADI - Người dân làng Enggros, Indonesia chia sẻ: “Trước đây tôi tìm được rất nhiều trai. Nhưng giờ những gì tôi tìm được chỉ toàn là rác. Tôi đã đứng đây suốt nửa tiếng đồng hồ và chỉ nhặt được một vỏ trai.”

Dân số của Jayapura đã bùng nổ trong những thập kỷ gần đây và hiện có khoảng 400.000 người sống trong thành phố. Sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa khiến nhiều con đường được mở ra thay cho các khu rừng ngập mặn. Theo ước tính, diện tích hiện tại của các khu rừng ngập mặn ở Jayapura chỉ còn một nửa so với trước đây.

Vịnh Youtefa, nơi giao nhau của biển và năm con sông ở Papua chảy qua, cũng là nơi tập trung rác của các con sông khi chúng chảy qua Jayapura. Người ta nhìn thấy nhiều chai nhựa, tấm bạt và những mảnh gỗ mắc kẹt giữa các rễ cây ngập mặn. Một nghiên cứu năm 2020 phát hiện ra rằng nồng độ chì cao từ rác thải của hộ dân và doanh nghiệp đã được tìm thấy tại một số điểm xung quanh vịnh. Chì có thể gây ngộ độc cho con người và các sinh vật dưới nước, trong khi các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quần thể động vật thân mềm và cua đang bị suy giảm tại khu vực này.

Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để bảo tồn khu rừng, bao gồm cả nỗ lực của chính cư dân làng Enggros. Chị Merauje và những người phụ nữ khác từ Enggros đang cố gắng bắt đầu với các vườn ươm cây ngập mặn và, nếu có thể, trồng cây ngập mặn mới trong khu vực rừng.

Chị PETROLENA MERAUJE – Người dân làng Enggros, Indonesia cho biết: “Chúng tôi gieo hạt giống cây ăn quả ngập mặn và trồng nó ở đây. Chúng tôi cũng trồng một số cây mới thay thế những cây đã chết và dọn rác xung quanh Vịnh Youtefa. Tôi và mọi người làm những điều này vì muốn bảo tồn khu rừng của chúng tôi.”

Ngoài những nỗ lực tái tạo rừng, cũng cần có sự đảm bảo rằng sẽ không có nhiều khu rừng bị san phẳng để phát triển trong tương lai. Hiện không có quy định khu vực nào về việc bảo vệ Vịnh Youtefa và đặc biệt là các khu rừng của phụ nữ, nhưng các nhà sinh thái học cho rằng điều đó sẽ giúp ngăn chặn nạn phá rừng trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Mức thu lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới

Mức thu lệ phí cấp chứng nhận đăng ký, biển số xe mới

Kinh tế 04/07/2025

(ANTV) - Người dân các tỉnh được giảm 800.000 đồng khi đăng ký ô tô, trừ Hà Nội và TP. HCM; TP. HCM: xem xét xe điện 4 bánh chở khách du lịch hoạt động trở lại; Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.

Hôm nay, tuyên án 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Hôm nay, tuyên án 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Pháp luật 04/07/2025

(ANTV) - Theo kế hoạch, sáng nay 04/7, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Trước ngày Hội đồng xét xử Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm, đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã chuyển 768 tỷ đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Xã hội 04/07/2025

(ANTV) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 03/7, báo chí đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công an về những sai phạm liên quan vụ sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP và việc nhãn hiệu thực phẩm Ofood của Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.

Cận cảnh drone cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ

Cận cảnh drone cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ

Clip hot 04/07/2025

(ANTV) - Giữa lúc dòng nước lũ đang nhấn chìm nhiều khu vực ở xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một hành động nhanh trí, đầy dũng cảm đã được lan tỏa đến cộng đồng. Anh Trần Văn Nghĩa (30 tuổi) đã sử dụng máy bay không người lái (drone) để giải cứu hai cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước dữ.

FSB bắt nữ nghi phạm khủng bố đang cài chất nổ vào gầm xe

FSB bắt nữ nghi phạm khủng bố đang cài chất nổ vào gầm xe

Thế giới 04/07/2025

(ANTV) - Một phụ nữ 22 tuổi tại Saint Petersburg đã bị bắt quả tang khi đang cài bom dưới gầm xe, theo thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Nghi phạm được cho là hành động theo chỉ đạo của tình báo Ukraine, với mục tiêu ám sát một nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Chăm sóc chu đáo đoàn ngựa kỵ binh

Chăm sóc chu đáo đoàn ngựa kỵ binh

Xã hội 04/07/2025

(ANTV) - Từ nay đến Lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 02/9 chỉ còn khoảng 2 tháng nữa. Thời gian không còn nhiều, vì vậy trên các thao trường, các khối tham gia diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND vẫn đang nỗ lực luyện tập để có được những động tác đều nhất, đẹp nhất.

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày 04/7

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày 04/7

Xã hội 04/07/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), không gian mạng đã trở thành một mặt trận tư tưởng - văn hóa đầy thách thức. AI đang trở thành vũ khí để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu chuyển hóa nhận thức, đặc biệt nhắm vào đoàn viên, thanh niên thông qua chiêu trò “truyền thông đen” hết sức tinh vi, nguy hiểm. Báo CAND đề cập vấn đề này qua bài viết “Cảnh giác âm mưu chuyển hoá đoàn viên, thanh niên bằng thủ đoạn “truyền thông đen”.

Trước ngày tuyên án, Nguyễn Văn Hậu nộp 768 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Trước ngày tuyên án, Nguyễn Văn Hậu nộp 768 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Pháp luật 03/07/2025

(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Kinh tế 03/07/2025

(ANTV) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025 ngày 1/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021 của Chính phủ, có hiệu lực từ cùng ngày 1/7/2025.

Xem thêm