Thứ Bảy, 19/04/2025 23:33 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Phát triển ngành trồng và chế biến bông ở Benin

(ANTV) - Cộng hòa Benin được biết đến là quốc gia trồng và xuất khẩu bông hàng đầu châu Phi, song quốc gia này đang chuyển đổi từ xuất khẩu bông nguyên liệu sang sản xuất các sản phẩm từ sợi bông. Sự chuyển dịch này đang mang lại những giá trị kinh tế lớn và tạo ra hàng chục nghìn cơ hội việc làm mỗi năm tại đất nước Tây Phi.

Ở Benin, bông không chỉ là một loại cây trồng. Đó là "vàng trắng" của đất nước và là trụ cột của nền kinh tế. Nông dân trồng bông chia sẻ: "Năm ngoái tôi thu được hơn 4 tấn bông, năm nay thì chưa rõ nhưng cũng rất hứa hẹn."

Benin từ lâu đã cạnh tranh với Mali để giành danh hiệu nhà sản xuất bông lớn nhất châu Phi, với sản lượng kỷ lục đạt 765.000 tấn vào năm 2021. Vốn chủ yếu xuất khẩu bông thô nguyên liệu sang các nước như Bangladesh hay Trung Quốc, giờ đây Benin đang chuyển mình để trở thành nhà sản xuất hàng may mặc từ sợi bông. Năm 2020, chính phủ nước này đã hợp tác cùng Nền tảng công nghiệp tích hợp ARISE (AIIP) - một liên doanh thuộc sở hữu một phần của Tập đoàn Tài chính châu Phi (AFC) để thành lập nên Khu phức hợp công nghiệp Glo-Djigbé (GDIZ) rộng lớn ở phía Nam đất nước. Năm ngoái, khu công nghiệp này đã xuất khẩu những mặt hàng quần áo đầu tiên của mình cho thương hiệu Kiabi của Pháp.

Ông LETONDJI BEHETON, Giám đốc điều hành Khu công nghiệp Glo-Djigbé cho biết: "Hiện khu công nghiệp có công suất xử lý là 40.000 tấn sợi bông, và sản xuất từ 7 đến 10 triệu sản phẩm may mặc mỗi năm. Trong vòng 5-6 năm tới, chúng tôi sẽ có khoảng 30 nhà máy dệt tích hợp trong khu vực để chế biến hầu hết lượng bông thu hoạch được."

Tại thành phố ven biểu Ouidah, thương hiệu quần áo và trang sức Couleur Indigo, được thành lập từ năm 2007, là một trong số nhiều thương hiệu bản địa đang góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ sợi bông.

Bà NADIA ADANLÉ, Giám đốc thương hiệu thời trang Couleur Indigo cho biết: "Chúng tôi đã lựa chọn sử dụng sợi bông trước hết vì chúng tôi là nước sản xuất và phải tận dụng nguồn nguyên liệu thô của chính mình. Thứ 2, lợi thế của sợi bông so với các loại sợi khác chính là sự thoải mái khi sử dụng. Trang phục từ sợi bông rất thoáng khí, có độ bền nhất định, không gây dị ứng và tốt cho cơ thể. Cuối cùng, nó tạo việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế."

Benin còn đặt mục tiêu tạo ra 300.000 việc làm vào năm 2030, trong đó có 250.000 việc làm trong ngành kéo sợi, dệt bông và sản xuất hàng may mặc. Nước này dự kiến ​​sẽ tăng giá trị xuất khẩu từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD trong vòng 10 năm và sản lượng sản xuất bông tăng gấp 5 lần. Chính phủ Benin cũng đang tăng cường thu hút các nhà đầu tư và thảo luận về hợp đồng cung ứng với nhiều thương hiệu thời trang nước ngoài như SanMar, H&M, Zara.

Ông ANICET AGOUNDOTE, Chủ tịch Hiệp hội những người trồng bông Zagnado cho biết: "Từ khi có các nhà máy dệt tích hợp để chế biến và sản xuất ngay lượng bông thu được, những nông dân trồng bông như chúng tôi cũng được khuyến khích mở rộng diện tích đất trồng cũng như tăng sản lượng, đẩy nhanh thời gian thu hoạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao."

Dù vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sự chuyển dịch ngành dệt may từ bông của Benin cũng sẽ đối mặt thách thức trong thời gian tới. Theo đó, ước tính đến năm 2040, khoảng một nửa số vùng trồng bông trên thế giới sẽ phải đối mặt rủi ro cao hoặc rất cao do biến đổi khí hậu. Vì thế, chính phủ Benin cũng đang lên kế hoạch nhằm ứng phó kịp thời trước những thách thức trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả, với doanh thu gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm vừa bị triệt phá gây rung động dư luận. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng, đòi hỏi sát sao hơn truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên thị trường chống lại nạn hàng giả, kém chất lượng. Bộ máy kiểm định cần nhanh hơn, mạnh hơn, và có sức răn đe thực sự. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự rõ ràng, cụ thể với người tiêu dùng kể cả khi đã bị triệt phá.

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Văn hóa 19/04/2025

(ANTV) - Tối ngày 18/4, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc Festival Phở 2025. Nhằm quảng bá món phở nổi tiếng của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy thì gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế đắt giá nhất thế giới. Theo cập nhật về giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sáng ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đánh dấu cột mốc hiện đại hóa hạ tầng hàng không Việt Nam. Dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Tp.HCM; Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Thế giới 19/04/2025

(ANTV) - Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép trong tháng 3 của Hàn Quốc sang Mỹ đã giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này được đánh giá là hệ quả của mức thuế quan 25%, mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu bắt đầu từ tháng trước.

Xem thêm