Thứ Sáu, 20/09/2024 07:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO 41

(ANTV) - Trong khuôn khổ Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris, Pháp, Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2021-2025 với số phiếu 163/178, tương đương với 92%, xếp thứ 6/27 quốc gia trúng cử. 

Đây là lần thứ 5 Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam tại UNESCO nói riêng và trên trường quốc tế nói chung, qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Theo ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, thuộc Bộ Ngoại giao, đồng thời là trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41, việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng chấp hành thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với UNESCO. Đây là kết quả của đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam, đồng thời là kết quả của quá trình triển khai bài bản và đồng bộ kế hoạch ứng cử trong những năm vừa qua.

Việc trở thành thành viên Hội đồng chấp hành là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện “trách nhiệm kép” trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước một cách bền vững, đồng bộ và toàn diện. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp thực chất vào các vấn đề quốc tế mà UNESCO đang quan tâm thúc đẩy.

Việt Nam đã từng là thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005, 2009-2013 và nhiệm kỳ 2015-2019. Trong nhiệm kỳ 2021-2025 này, Việt Nam sẽ đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO trên 5 lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin truyền thông.

Hội đồng Chấp hành gồm 58 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO, chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và ngân sách của Tổ chức, bỏ phiếu chọn ứng cử viên Tổng Giám đốc UNESCO để Đại hội đồng UNESCO thông qua.

Tọa đàm “Chuyển đổi số và các hình thức hoạt động trực tuyến các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội”

Chiều 19/11 tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số và các hình thức hoạt động trực tuyến các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội”. Buổi tọa đàm có sự tham dự của các đại biểu Quốc hội, đại diện một số cơ quan của Quốc hội, các chuyên gia công nghệ thông tin.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về một số kết quả thực tế trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, đặc biệt là tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 15 vừa qua.

Nhiều ý kiến khẳng định, việc áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào các hoạt động của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã và đang được triển khai một cách có hiệu quả, như việc họp trực tuyến, biểu quyết trực tuyến, hệ thống dữ liệu điện tử, các phần mềm để đại biểu Quốc hội sử dụng, đã mang lại nhiều lợi ích, tạo sự thuận lợi, tiết kiệm, hiệu quả.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ thông tin lớn của Việt Nam cũng đã đưa ra những ý kiến về một số vấn đề cần tháo gỡ, những thách thức và các bài học kinh nghiệm; từ đó đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý, phương thức thực hiện và giải pháp công nghệ, những bước đi chuyển đổi số trong hoạt động của Quốc hội, góp phần xây dựng Quốc hội điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm