Thứ Hai, 07/04/2025 04:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Để thị trường sách giáo khoa cạnh tranh lành mạnh

(ANTV) - Dù còn gần năm tháng nữa mới chính thức bước vào năm học mới 2024-2025, cũng là năm học hoàn chỉnh triển khai Chương trình và sách giáo khoa Giáo dục phổ thông 2018 với những lớp cuối cấp (lớp 5, lớp 9 và lớp 12), song ngay thời điểm này, thị trường sách giáo khoa đã rất sôi động. Định giá sách và phương thức cạnh tranh tiếp tục là hai chủ đề nóng.

Chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" đang được triển khai trên thực tế, song còn nhiều bất cập

Đây là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nóng, nhất là đến hẹn lại lên, tình trạng chậm, thiếu hoặc tăng giá sách bất hợp lý vẫn xảy ra làm đau đầu các bậc cha mẹ học sinh và người học.

Tại một cuộc tọa đàm mới đây, đề cập vấn đề "định giá để kiểm soát giá sách giáo khoa như thế nào", chia sẻ ở góc nhìn người trong cuộc, PGS, TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phân tích: Trong những chi phí Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã rà soát để giảm giá sách trong năm nay, có hai chi phí quan trọng. Thứ nhất là chi phí tổ chức bản thảo, Nhà xuất bản đã cập nhật sản lượng phát hành thực tế (sản lượng phát hành thực tế này lớn hơn sản lượng dự kiến), nên chi phí tổ chức bản thảo phân bổ trên từng bản sách giảm xuống. Thứ hai là chi phí khâu lưu thông tiếp tục được Nhà xuất bản tiết giảm theo hướng giảm chi phí bán hàng và chi phí phát hành thêm 2,5%.

Cùng thời điểm năm ngoái, đơn vị này cũng đưa ra thông cáo báo chí, khẳng định: "Giá sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thấp hơn trung bình 20% so giá sách giáo khoa của các nhà xuất bản khác".

Theo ghi nhận của phóng viên Nhân Dân cuối tuần, nhiều cơ sở giáo dục, trường học mới đây đã nhận được hồ sơ "chào hàng", trong đó kèm Bảng so sánh giá sách giáo khoa năm học 2024-2025, kê chi tiết tỷ lệ chênh lệch, so sánh cụ thể từng đầu mục, minh chứng giá sách bộ Cánh diều có nhiều sách cao hơn bộ Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.

GS, TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, từng thẳng thắn: "Tôi biết là giai đoạn đầu bộ sách Cánh diều là bộ sách được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất trong năm bộ sách giáo khoa. Nhưng tôi cũng được biết là có những chuyện không được hay lắm trong cạnh tranh. Nhiều tỉnh, thành phố đã đảo ngược kết quả lựa chọn của cơ sở, làm giảm tỷ lệ chọn Cánh diều".

Từ góc độ những người làm bộ sách giáo khoa Cánh diều, thông tin được cung cấp cho thấy, sau thời gian được đưa vào giảng dạy cho Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bộ sách được khoảng 28.000 trường học tin dùng và nhận được nhiều phản hồi khác nhau từ giáo viên cả nước.

Lý giải với phóng viên Nhân Dân cuối tuần về giá sách thế nào là hợp lý, Tổng chủ biên - GS, TS Nguyễn Minh Thuyết lập luận, "giá sách giáo khoa so chi phí đầu vào sản xuất hiện giờ là không cao, khi theo thị trường, phần lớn các mặt hàng đều tăng giá. Càng không thể so sánh giá sách cũ với sách giáo khoa mới được".

Để cạnh tranh, các Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Huế và Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản-thiết bị giáo dục Việt Nam mới đây cũng ra thông báo giảm 20% giá bìa bộ sách Cánh diều đối với Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc đơn vị, cá nhân mua sách để trang bị cho thư viện trường học. Đồng thời, đơn vị phát hành sách cũng công bố hệ sinh thái Cánh diều hỗ trợ cho giáo viên và học sinh sử dụng miễn phí hơn 400 đầu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, hơn 2.000 kế hoạch bài dạy để giáo viên tham khảo; ngân hàng hơn 4.000 câu hỏi theo chương trình học; sách được số hóa 70.000 hình ảnh, 4.000 audio, 1.200 video minh họa - bộ công cụ dạy học tiện lợi, giáo viên và học sinh có thể làm bài tập trực tiếp trên sách điện tử.

Nêu quan điểm về vấn đề định giá sách giáo khoa, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng, để mỗi năm học đến, ngành giáo dục không phải đối mặt với nhiều dư luận xã hội về giá sách, "chúng ta dần hướng tới việc không bị chi phối nhiều bởi việc giá sách giáo khoa cao hay thấp mà chuyển sang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sách có bảo đảm để thực hiện mục tiêu đổi mới hay không".

Ở phía người dạy, cô Vũ Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Phú Cường, TP Hưng Yên (Hưng Yên) cho rằng: "Chúng tôi ưu tiên chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn sách. Song giá sách cũng là yếu tố cần được xem xét trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh".

Dự thảo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận, chương trình còn có điểm chưa hợp lý, phải điều chỉnh; việc thực hiện xã hội hóa trong biên soạn sách giáo khoa còn một số bất cập, nhất là vấn đề về giá sách giáo khoa, cung ứng sách giáo khoa.

Theo quy định tại Luật Giá năm 2023, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giá tối đa sách giáo khoa, các tổ chức sản xuất kinh doanh sách giáo khoa định giá không cao hơn mức giá do Bộ quy định.

GS, TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thì cho rằng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là sẽ xây dựng một hướng dẫn thực hiện quy định về định giá của Bộ để hướng dẫn cho đơn vị xuất bản, trên cơ sở đó định ra giá sách giáo khoa của mình, nhưng đồng thời cũng đưa ra mức tối đa của mỗi một loại sách giáo khoa đó. Đây là một nhiệm vụ nặng nề bởi việc phải làm thế nào để kiểm soát được giá sách giáo khoa, hướng đến đa mục tiêu, bảo đảm nhu cầu cho người học và phù hợp với khả năng thanh toán của người dùng, đồng thời cũng khuyến khích được các đơn vị xuất bản phát hành sản phẩm có chất lượng tốt nhất, thực hiện đúng chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hình ảnh đẹp của Đoàn cứu hộ Công an Việt Nam tại Myanmar

Hình ảnh đẹp của Đoàn cứu hộ Công an Việt Nam tại Myanmar

Thế giới 06/04/2025

(ANTV) - Trong những ngày qua, Đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam đã có mặt tại Myanmar, tham gia cứu hộ, cứu nạn sau vụ động đất tàn khốc. Những kết quả tích cực đã được ghi nhận, nhiều nạn nhân đã được đưa ra khỏi đống đổ nát, các phương án và kỹ chiến thuật của lực lượng Công an Việt Nam được các đoàn quốc tế đánh giá cao.

Hoạt động nổi bật của lãnh đạo Bộ Công an tuần qua

Hoạt động nổi bật của lãnh đạo Bộ Công an tuần qua

Điểm tin 06/04/2025

(ANTV) - Bộ trưởng Lương Tam Quang dự Hội nghị thượng đỉnh về An ninh biên giới tại Anh; Thúc đẩy hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phậm mua bán người và di cư bất hợp pháp; Hội nghị sơ kết công tác Công an Quý I/2025; Lễ phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND; Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, xây dựng đảng, xây dựng lực lượng CAND; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công an phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới; Kiểm tra công tác đặc xá tại TP Hà Nội;... là những hoạt động nổi bật của lãnh đạo Bộ Công an tuần qua.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025

Chính trị 06/04/2025

(ANTV) - Chiều 6/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Quý I/2025.

Màn bay luyện tập đỉnh cao của Không quân Việt Nam

Màn bay luyện tập đỉnh cao của Không quân Việt Nam

Xã hội 06/04/2025

(ANTV) - Để có một buổi diễu binh, diễu hành thành công, làm nên một sự kiện hoành tráng, ý nghĩa, phô diễn sức mạnh của lượng lượng vũ trang Việt Nam, trong đó Công an nhân dân và Quân đội nhân dân là 2 lực lượng nòng cốt, những ngày này bên cạnh các buổi luyện tập tại các thao trường, thì trên bầu trời TP.HCM cũng đang rất sôi động với những chiến đấu cơ nhào lộn đẹp mắt của lực lượng Không quân Việt Nam luyện tập.

Đoàn quân Nam tiến sẵn sàng cho đại lễ 50 năm thống nhất non sông

Đoàn quân Nam tiến sẵn sàng cho đại lễ 50 năm thống nhất non sông

Xã hội 06/04/2025

(ANTV) - Tại ga Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ từ các lực lượng vũ trang miền Bắc, miền Trung đã lần lượt về đến nơi tập kết phía Nam, chuẩn bị bước vào giai đoạn luyện tập cho chương trình diễu binh, diễu hành quy mô quốc gia sẽ diễn ra tại TP.HCM. Công tác tổ chức, đón tiếp các đoàn đã được chuẩn bị chu đáo, trang trọng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng vũ trang Quân khu 7 và lãnh đạo địa phương.

Chuyện những chiến sĩ “gác cổng trời”

Chuyện những chiến sĩ “gác cổng trời”

Xã hội 06/04/2025

(ANTV) - Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ngày 2/5/1975, một tổ công tác của Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang được thành lập với tên gọi Đoàn Công an nhân dân vũ trang sân bay Tân Sơn Nhất đã đến tiếp quản cơ quan Cảnh sát quốc gia phi cảng Tân Sơn Nhất, đánh dấu sự ra đời của một đơn vị Quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, tiền thân của Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay.

Đông đảo người dân mọi miền về với đất Tổ

Đông đảo người dân mọi miền về với đất Tổ

Văn hóa 06/04/2025

(ANTV) - Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Những ngày này, hàng nghìn người từ khắp nơi đã về đất Tổ, thành kính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Xem thêm