(ANTV) - Để hiện thực hóa chủ trương xóa mù chữ, nhiều thầy cô giáo ở tỉnh Kon Tum đã vượt qua khó khăn, đã quyết tâm bám trường bám bản, ban ngày gắn bó với các em học sinh, buổi tối lên lớp dạy xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc, với mong muốn thắp lên ánh sáng tương lai bà con ở vùng sâu, vùng xa.
Xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực. Nhiều năm qua, các địa phương có người dân tộc thiểu số sinh sống đã luôn quan tâm, chú trọng tới công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
Và để hiện thực hóa chủ trương này, nhiều thầy cô giáo ở tỉnh Kon Tum đã vượt qua khó khăn, đã quyết tâm bám trường bám bản, ban ngày gắn bó với các em học sinh, buổi tối lên lớp dạy xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc, với mong muốn thắp lên ánh sáng tương lai bà con ở vùng sâu, vùng xa.
Khi bóng tối buông xuống nơi núi rừng, cũng là lúc ánh đèn ở các lớp học xóa mù chữ sáng lên. Những lớp học đặc biệt với học viên đặc biệt, vào thời gian đặc biệt đã dần quen đối với đồng bào dân tộc tại nhiều điểm trường ở huyện Kon Plông - một trong 3 huyện khó khăn nhất của tỉnh Kon Tum.
Ông Nguyễn Minh Cường, Trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, Phòng Giáo dục đã phối hợp với xã và thị trấn, tuyên truyền vận động. Sau một thời gian theo dõi cái kết quả học tập thì thấy rằng anh chị học viên ở các lớp từng bước biết được cái con chữ, rồi đánh vần được, cũng như viết được các chữ số. Qua đó thấy rằng các học viên họ có hứng thú hơn trong vấn đề học tập. Hiện nay thì huyện đã mở được 9 lớp trên địa bàn của 9 xã thị trấn, kết quả hiện nay cũng đang rất là tích cực.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành là trường xa xôi và khó khăn nhất trên địa bàn huyện Kon Plông. Còn Kon Du là nơi xa nhất trong số các điểm trường thôn của trường này. Để bà con trong thôn và ở lân cận không phải đi xa, một lớp học xóa mù chữ đã được mở tại đây.
Ông Trần Thông, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chia sẻ, đối tượng tham gia 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số và độ tuổi là từ 20-60 nằm trong cái khung đó, mà đa số là nằm trong bốn mấy tuổi là nhiều. Thành phần thì thứ nhất là bị mù chữ thành phần thứ hai là tái mù họ xin họ đi học lại. Bước đầu thì cũng rất là khả quan, hầu như các lớp có sĩ số khoảng 33 nhưng mà hôm nào ít nhất là cũng được 20 và đa số đi đủ 33. Đó là cũng bước đầu tạo động lực cho nhà trường cũng như là các học viên phấn khởi trong cái việc dạy và học.
Những bàn tay thô ráp, chai sần. Ban ngày vẫn cầm con dao, cái cuốc làm nương rẫy. Buổi tối đến lớp lại nắn nót tập viết từng nét chữ. Các học viên đều đã lớn tuổi và là lao động chính trong gia đình, nhưng vẫn kiên trì đến lớp với ao ước được biết đọc, biết viết.
Sống xa gia đình và một mình ở lại điểm trường thôn Kon Du xa xôi với người giáo viên này, đồng bào dân tộc ở đây cũng chính là người thân, cũng là gia đình. Tôi ở ngay tại điểm trường Kon Du này, bà con ở đây cũng rất là thân thiện. Tôi cũng mong muốn là giúp cho các ông bà cô chú biết được cái gì thì hay cái đó. Học viên ở đây thì khó khăn nhận dạng chữ, rồi cách viết. Họ làm nhiều nên viết tay nó cứng, không giống như những đứa trẻ còn dẻo tay. Thầy Y Quyn nói.
Năm học này huyện Kon Plông tiếp tục duy trì 4 lớp xóa mù chữ mức độ 1 đối với 128 người học theo chương trình học kỳ II và mở thêm 5 lớp với 125 học viên. Các học viên đều được nhận hỗ trợ theo quy định mỗi khóa học là 500 nghìn đồng và sách vở, đồ dùng học tập. Tuy nhiên chế độ cho giáo viên thì hiện chưa có.
Song với lòng yêu nghề, sự nhiệt tình và trách nhiệm, thầy Y Quyn cũng như các thầy, cô giáo nơi đại ngàn vẫn không ngừng góp sức giảm tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ, thu hẹp khoảng cách về trình độ dân trí, và góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.
(ANTV) - Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng. Ngày 9/11, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tấn công gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), ảnh hưởng đến một số tàu thuyền và hàng chục máy bay dân dụng.
(ANTV) - Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, pháp luật và điều ước quốc tế là nội dung luôn được Bộ Công an đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
(ANTV) - Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả; 10 tháng, Hà Nội xử lý hơn 62.000 "ma men" điều khiển phương tiện giao thông; Ẩn họa từ hội nhóm rủ nhau làm liều; Thưởng Tết phải báo cáo trước ngày 15/12...là một số tin tức nổi bật ngày 10/11.
(ANTV) - Ngày 9/11, Cơ quan CSĐT Công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hoàng Quân (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
(ANTV) - Trận động đất mạnh 3.3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận, thậm chí người dân ở khu vực Ba Vì (Hà Nội) cũng cảm nhận rõ.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng ngày 9/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà giáo. Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật này. Phát biểu tại Tổ 01 (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã quán triệt một số chủ trương, chính sách cần triển khai trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội.
(ANTV) - Chiều ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. Thông tin tại họp báo, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Các vụ án nói chung và các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo luôn được Bộ Công an quan tâm đầu tư lực lượng tập trung điều tra làm rõ, bảo đảm theo quy định của pháp luật.
(ANTV) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao. Công điện nêu rõ:
(ANTV) - Thông tin về cơn bão số 7, Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ (ngày 9/11), vị trí tâm bão khoảng 19 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 - 15 (150 - 183km/h), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10 - 15km/h.
(ANTV) - Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 đã trở thành sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, thường niên, có sức lan tỏa trong lực lượng CAND. Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn coi trọng, quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự; pháp luật và điều ước quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.