Thứ Sáu, 22/11/2024 02:47 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Những luận điệu xuyên tạc về đồng bào dân tộc thiểu số

(ANTV) - Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống dân. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng ban hành, triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã gia tăng hoạt động xuyên tạc chống phá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Lợi dụng trình độ dân trí thấp, bản tính thật thà, chất phác của đồng bào và những khó khăn trong thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách dân tộc, các thế lực thù địch, phản động thường đưa ra các quan điểm sai trái, thù địch, vu cáo.

Chúng núp danh, tận dụng các diễn đàn, hội nghị, ra sức viết bài, tung tin xuyên tạc rằng: “Đảng, Nhà nước đối xử bất công bằng, không chăm lo phát triển đời sống đồng bào DTTS, khiến cho cuộc sống của đồng bào khó khăn, thiếu thốn, nghèo đói”; “đồng bào DTTS không được tham gia vào đời sống chính trị của đất nước”, “không được thực hiện các quyền chính trị”. Mục đích của chúng là thông tin sai lệch bản chất chính sách dân tộc nhân văn, tốt đẹp, làm mất uy tín của Đảng, gây hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, hình thành lực lượng phản động chống đối là người dân tộc thiểu số đối trọng với lực lượng cách mạng trên địa bàn, thúc đẩy xu hướng ly khai, tự trị dân tộc, gây ra các vụ xung đột, bạo loạn, khủng bố… để “quốc tế hóa” vấn đề dân tộc, tạo cớ cho các thế lực thù địch can thiệp vào công việc nội bộ, phá hoại nền độc lập, thống nhất và sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Trái với những luận điệu mà các thế lực thù địch rêu rao, tính đến thời điểm hiện tại, các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719 đã được triển khai nhanh, hiệu quả, với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tới thăm tỉnh Hoà Bình, một trong những “điểm sáng” về thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong phạm vi cả nước, chúng tôi nhận ra cuộc sống của người dân tộc thiểu số nơi đây đã có rất nhiều đổi thay. Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao, tới 74,43% (gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông), sống trải dài ở 145/151 xã, phường, thị trấn. Những năm gần đây, từ nhiều chương trình, dự án và nguồn hỗ trợ khác nhau, tỉnh Hoà Bình đã nỗ lực hỗ trợ nhà ở, vật nuôi, cây trồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vượt qua cung đường núi tới với huyện Lạc Sơn – nơi từng được coi là một “ốc đảo” nghèo khó của tỉnh Hoà Bình, cái nghèo khó trong từng nếp nhà của đồng bào dân tộc thiểu số giờ đây đã không còn, mà thay vào đó, ta có thể cảm nhận rõ rệt dấu ấn các chương trình đầu tư, dự án nhằm nâng cao đời sống cho bà con.

Để hỗ trợ người dân nâng cao hiểu biết, tăng gia sản xuất và phát triển kinh tế, lực lượng công an cùng chính quyền huyện Lạc Sơn luôn dành thời gian thăm hỏi, tuyên truyền đạo đức, pháp luật cho bà con. Không chỉ là những buổi trò chuyện tại nhà, mà còn là những ngày hỗ trợ bà con cùng sản xuất trên nương rẫy. Hướng dẫn cho bà con những cách làm hay, những mô hình sáng tạo nhằm thay đổi cuộc sống vốn nghèo khó nơi này.

Bên cạnh đó, công an huyện Lạc Sơn cũng rất quan tâm đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, hỗ trợ một cách thiết thực thông qua những việc làm cụ thể. Những hoàn cảnh khó khăn, tuổi cao sức yếu trên địa bàn đều được lực lượng công an hỗ trợ kinh phí, ngày công để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa. Đồng bào nghèo nơi đây được khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định.

“Tiết kiệm tiền ăn sáng để mua bò giống” hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số là một trong các cuộc vận động của lực lượng công an nơi đây. Tất cả các cán bộ chiến sĩ đều đồng lòng, chung sức đóng góp ủng hộ bà con đồng bào trong nhiều năm qua.

Là một trong những gia đình thuộc vào diện khó khăn nhất của xã, năm năm trước, với chương trình chính sách hỗ trợ cho bà con dân tộc thiểu số, gia đình anh Bùi Văn Tiến được cấp cả giống cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. Nhờ có bò giống làm kế sinh nhai, kinh tế của gia đình anh khá giả hơn rất nhiều, anh đã có thể chăm lo cho con cái, Hôm nay, với sự chung tay, giúp đỡ của lực lượng công an địa phương, anh càng thêm tin tưởng vào Đảng và cuộc sống.

Rời khỏi huyện Lạc Sơn, đi xuyên qua những cách rừng, những cung đường quanh co, đoàn công tác tiếp tục tới thăm hỏi, động viên những hộ gia đình khác thuộc huyện Đà Bắc. Nằm sâu giữa cánh rừng, trong âm thanh róc rách của những con suối, là ngôi nhà sàn bằng gỗ của hai vợ chồng bà Bùi Thị Phấn. Con cháu phải đi làm ăn xa kiếm sống, nên cuộc sống của hai ông bà cũng chỉ quanh quẩn trên chiền đồi này. Thế nhưng, ông bà vẫn luôn rất yên tâm vì thường xuyên có lực lượng công an xã cùng chính quyền địa phương đến trò chuyện, thăm hỏi, động viên, an ninh trật tự tại đây cũng được đảm bảo rất chặt chẽ. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, một căn nhà mới sẽ được xây dựng tại đây, trên khoảnh đất này, vững chắc và an toàn hơn để hai vợ chồng ông bà có thể sinh hoạt tiện nghi. Vậy là khi tuổi xế chiều, ước mơ có ngôi nhà khang trang của hai ông bà cũng dần thành hiện thực.

Trời cũng đã sập tối, con đường vào bản cũng khó khăn hơn. Thế nhưng, chỉ thoáng nghe thấy tiếng các cán bộ chiến sĩ, ông Đặng Văn Tư đã không thể giấu được niềm vui.

Là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều năm nay, gia đình ông Tư phải sống trong chiếc lán tạm bợ, xuống cấp, nhưng không có kinh phí để xây dựng. Sau khi khảo sát thực tế hoàn cảnh gia đình, chính quyền địa phương đã hỗ trợ 60m2 đất ở cùng số tiền xây dựng nhà mới.

Sau 3 tháng, với sự giúp đỡ của người dân trong thôn về ngày công, ước mơ có được căn nhà kiên cố của gia đình đã dần thành hiện thực. Trong vòng vài ngày tới đây, gia đình ông đã có thể sinh hoạt trong ngôi nhà mới này.

Sự quan tâm, thấu hiểu, động viên và những buổi trò truyện, tuyên truyền thường xuyên của chính quyền địa phương đối với những người dân tộc thiểu số nơi đây đã đưa những hộ gia đình này thoát khỏi bóng tối, với nhiều niềm vui và sự hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Màu xanh của lúa đã phủ đầy trên những nương rẫy, một cuộc sống mới đang tới với những bà con dân tộc nơi dẻo cao này.

Không chỉ được triển khai tại tỉnh Hoà Bình, những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng và nhà nước Việt Nam đã ưu tiên bố trí, phân bổ ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Giai đoạn 2003 - 2008, khoảng 250.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 690.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2025, lần đầu tiên, Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào vùng DTTS và miền núi, thể hiện sự quan tâm đặc biệt, là quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao vị thế và đảm bảo quyền phát triển cho đồng bào DTTS. Giai đoạn này, Quốc hội phê duyệt chủ trương bố trí trên 137 nghìn tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 33% (giảm 5,62%) so với chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhà nước còn hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS ở vùng khó khăn. Hiện nay, 96,12% người DTTS sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Số người nghèo, người DTTS tham gia thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt gần 43 triệu lượt người, chiếm 24% số người tham gia bảo hiểm y tế toàn quốc.

Đồng bào DTTS, phụ nữ, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.

Quy mô, mạng lưới trường, lớp vùng DTTS và miền núi được củng cố, phát triển từ mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở là thành tựu nổi bật của Việt Nam được ghi nhận tại nhiều diễn đàn quốc tế. Hệ thống các chính sách dân tộc hiện nay được đánh giá là cơ bản đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực đời sống, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh tại vùng DTTS và miền núi.

Sinh thời, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”. Lời dặn ấy của người vẫn luôn được Đảng và Chính phủ ta ghi nhớ và thực hiện cho đến tận ngày hôm nay. Thời điểm hiện tại, hệ thống các chính sách dân tộc hiện nay được đánh giá là cơ bản đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực đời sống, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh tại vùng DTTS và miền núi. Những thành tựu trong nội luật hoá và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là minh chứng đanh thép phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về cái gọi là “Đảng, Nhà nước Việt Nam “phân biệt đối xử” với các DTTS” hoặc “chính sách ngược đãi các DTTS đang diễn ra ở Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Hội nghị thượng đỉnh Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Summit 2024). Với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai”, sự kiện nhằm mang đến một nền tảng kết nối trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thông qua trao đổi các thông tin công nghệ, sáng kiến tiên tiến và thảo luận chuyên sâu về việc phát triển xã hội theo hướng sáng tạo bền vững.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày.

Cứu hộ, cứu nạn xe chở rác bị rơi

Cứu hộ, cứu nạn xe chở rác bị rơi

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Vào khoảng 7h15 ngày 21/11, tại cầu treo Bình Thành (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) xảy ra vụ xe chở rác khi đang lưu thông qua cầu treo thì va vào lan can cầu rơi xuống sông. Trên xe có 2 người và hiện đang mất tích.

Ưu tiên đảm bảo nhà ở cho lực lượng vũ trang

Ưu tiên đảm bảo nhà ở cho lực lượng vũ trang

Chính trị 21/11/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Các quy định thí điểm nhà ở thương mại trên đất quốc phòng, an ninh thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, là 1 trong những nội dung được các đại biểu quan tâm.

Tăng cường phối hợp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Tăng cường phối hợp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Kinh tế 21/11/2024

(ANTV) - Nhằm tăng cường công tác phối hợp, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, vào sáng ngày 21/11 tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với các đơn vị, trực tiếp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, khó khăn còn đặt ra. Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chủ trì buổi làm việc.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC trụ sở cơ quan Bộ Công an

Đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC trụ sở cơ quan Bộ Công an

Xã hội 21/11/2024

(ANTV) - Xác định các trụ sở Bộ Công an là cơ sở trọng điểm về an ninh chính trị nói chung và phòng, chống cháy nổ nói riêng, lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quan tâm chỉ đạo, yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, chủ động các phương án PCCC và CNCH các trụ sở cơ quan Bộ Công an trong mọi tình huống. Đặc biệt công tác phòng ngừa luôn được coi trọng, xem đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của từng đơn vị. Cùng với đó, là việc thường xuyên thực tập phương án chữa cháy, huấn luyện, nâng cao năng lực cho đội PCCC cơ sở, phát huy hiệu quả phương châm bốn tại chỗ.

Xem thêm