(ANTV) - Ở mỗi thời điểm, giai đoạn khác nhau, các thế lực cơ hội, thù địch sử dụng phương thức chống phá tương ứng. Tuy nhiên, sức mạnh của chính nghĩa và sự đoàn kết, đồng lòng của người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đã làm thất bại mọi âm mưu chống phá.
Chiến tranh kết thúc, song, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu phá hoại Việt Nam. Chúng chuyển đổi trạng thái chiến tranh từ vũ trang xâm lược sang chiến lược “diễn biến hòa bình”. Một mặt thì viện ra vô vàn lý do để bao vây cấm vận Việt Nam, tạo khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị. Mặt khác lại kích động làn sóng vượt biên di tản và nhanh chóng hình thành, nuôi dưỡng hàng trăm tổ chức phản động trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tăng cường xâm nhập về Việt Nam để hoạt động chống phá. Mưu đồ thâm hiểm của kẻ thù ngày càng lộ rõ khi chúng lợi dụng tình trạng vượt biên để tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “vì thiếu tự do dân chủ nên dân chúng phải ra đi.”
Bởi vậy, giai đoạn cuối thập niên 70 và những năm đầu thập niên 80, dưới sự bảo trợ của nhiều nước, làn sóng tị nạn, tháo chạy khỏi đất nước là một thực tế. Những âm mưu, thủ đoạn thâm độc ấy không chỉ có trong kế hoạch hậu chiến của Mỹ mà còn tiếp tục tục được điều chỉnh, thay đổi theo từng giai đoạn biến động của tình hình chính trị của Việt Nam và thế giới.
Cho đến nay, các thế lực thù địch, lực lượng phản động lưu vong ở nước ngoài đã lợi dụng triệt để internet, mạng xã hội để đưa thông tin xuyên tạc về lịch sử, đánh tráo bản chất của Việt Nam Cộng hòa qua những nét vẽ nguệch ngoạc trên bức tranh phồn vinh của miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Âu cũng là tính quy luật, chính nghĩa bao giờ cũng sẽ chiến thắng cái ác. Những trò lố lăng, diễn mãi cũng nhàm. Cứ rêu rao vô lối, rồi lại bịa đặt nhăng cuội, bôi đen sự thật mãi cũng chẳng ai tin. Thương thay cho những luận điệu lệch lạc từ những kẻ phản động lưu vong, cố tình bơi ngược dòng lịch sử. Và rồi 49 năm sau ngày đất nước thống nhất, ký ức, nỗi đau chiến tranh dần trôi về quá khứ, những người từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, từng tụng ca cờ vàng ba sọc trong một thời gian dài cũng đã dần ngộ ra sự lầm lạc trong tư tưởng và thẳng thắn nhìn lại tính chính danh của chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Nào là biểu tình, nào là gây quỹ cộng đồng, thôi thì cứ coi những trò hề ấy là một thứ “nghề” quái gở trong thiểu số cộng đồng người Việt ở nước ngoài với mục đích mưu sinh, hay còn được gọi là “kỹ nghệ” chống Cộng kiếm tiền. Vậy nên, chẳng lạ lẫm gì khi cứ dịp lễ Tết hàng năm của dân tộc, những gánh xiếc dăm ba chục người vẫn miệt mài diễn trò diễu hành, biểu tình mà chẳng mấy ai hưởng ứng, quan tâm.
Và khi theo thời gian, số người này ngày càng già nua thì họ lại tìm đến số dân biểu ở nước sở tại để tiếp sức, phụ họa. Song cũng thật oái oăm, tinh thần đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam của các vị này cũng dần kết thúc khi đã có được phiếu bầu của những cử tri gốc Việt bởi họ đã nhìn thấy được vị thế của một nhà nước chính danh mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế qua các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ta đến các quốc gia và đón tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đến Việt Nam.
Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, có thể thấy người dân Việt Nam luôn đề cao sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận những người từng lầm đường, lạc lối nếu họ thực sự có thiện chí, muốn trở về quê hương.
Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam tại nước ngoài đã khẳng định chủ trương: “Cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu chung của mọi người Việt Nam là giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”
Hiện nay, có khoảng 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 80% ở các nước phát triển. Sự lớn mạnh về số lượng và mở rộng về địa bàn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ đóng góp tích cực vào sự phát triển của quốc gia sở tại, mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Chính nghĩa mà Việt Nam lựa chọn chính là lẽ phải, là xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển của quan hệ quốc tế, là tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế. Điều đó đã giúp Việt Nam tạo dựng được niềm tin đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại giao, hợp tác với Việt Nam, đồng thời là điều kiện để Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín đối với thế giới.
Ở mỗi thời điểm, giai đoạn khác nhau, các thế lực cơ hội, thù địch sử dụng phương thức chống phá tương ứng. Tuy nhiên, sức mạnh của chính nghĩa và sự đoàn kết, đồng lòng của người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đã làm thất bại mọi âm mưu chống phá.
(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
(ANTV) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025 ngày 1/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021 của Chính phủ, có hiệu lực từ cùng ngày 1/7/2025.
(ANTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa yêu cầu các địa phương hoàn thành việc xây dựng và ban hành bảng giá đất mới trước ngày 31/12/2025 để áp dụng từ 1/1/2026.
(ANTV) - Sáng 3/7, tại TP.HCM, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Argentina tổ chức Hội thảo “Cơ hội kinh doanh Argentina – Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của Phái đoàn Quan chức và Kinh tế - Thương mại Argentina tới Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương của hai quốc gia trong tình hình mới.
(ANTV) - Chỉ hai tháng sau khi Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, thị trường đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. Riêng trong tháng 6/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với hơn 24.000 doanh nghiệp, cao gấp hơn hai lần so với mức trung bình giai đoạn 2021– 2024.
(ANTV) - Trong những ngày đầu, sau khi vận hành bộ máy mới theo mô hình chính quyền 2 cấp, lực lượng Công an TP Đà Nẵng đã ghi nhận các chiến công đầu tiên trong công tác phòng chống tội phạm, được xác lập bởi lực lượng công an cơ sở. Một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy đã bị bắt giữ tại phường Điện Bàn Bắc, địa bàn mới được sáp nhập.
(ANTV) - Mưa lớn trên diện rộng kéo dài nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nặng về giao thông, công trình phúc lợi và tài sản của người dân ở tỉnh Lai Châu.
(ANTV) - Sáng nay, khói lửa bốc lên từ xưởng gỗ rộng 2.000m2 ở xã Bình Hưng, TPHCM. Nhiều hộ dân phải sơ tán. Lực lượng Cảnh sát chữa cháy phải tiếp cận nhiều mũi tấn công để nỗ lực dập lửa.
(ANTV) - Quốc hội Hàn Quốc vừa phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
(ANTV) - Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Đây là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 diễn ra vào chiều nay 03/7.