(ANTV) - Cơn bão số 3 đã để lại hậu quả nặng nề đối với các công trình giao thông. Trước diễn biến phức tạp và khó lường của biến đổi khí hậu, đòi hỏi kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới cần phải được bảo trì, nâng cấp để tăng cường sức chống chịu với thiên tai. Chính phủ đã yêu cầu huy động tối đa nguồn vốn hợp pháp để gia cố ngay các đoạn đê, kè xung yếu, bị hư hại nghiêm trọng, sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến huyết mạch, cầu, cống xung yếu.
Cơn bão số 3 đi qua gây thiệt hại nặng nề về hạ tầng giao thông. Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, là tuyến cao tốc huyết mạch nối các tỉnh phía Nam với Hà Nội, trung bình có khoảng 75 nghìn lượt xe lưu thông, song trận bão lịch sử vùa qua khiến tuyến cao tốc này bị ngập một số đoạn và phải sửa chữa.
Có thể thấy, công tác thoát nước tại tuyến cao tốc này đang tồn tại nhiều bất cập. Do nước lũ tại hạ lưu các sông dâng cao gây ngập cả khu vực, trong khi, giải pháp thoát nước cục bộ tại chỗ lại không thấm vào đâu.
TS. Đào Huy Hoàng, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết: Quá trình thiết kế mới cũng như quá trình đánh giá trong quá trình bảo trì cầu đường chúng ta phải xem xét cái khả năng thoát nước, thoát lũ của công trình ở tại thời điểm hiện tại nó được ở mức nào.Nếu như mà các điểm đó chỉ gọi là có cái việc thoát nước thôi nhưng mà đến thời điểm mưa lũ to lớn nó không thoát được thì nó tạo thành điểm nghẽn nó trôi cả cầu cả đường.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã tính toán rất kỹ mực nước lũ lớn nhất trước đây, song, với sự khó lường của biến đổi khí hậu, cơn bão số 3 đã xác lập hệ số mới, tạo ra trận lũ lịch sử.
Theo các chuyên gia: bài toán đặt ra hiện nay…là công tác rà soát các tuyến đường cao tốc thấp cục bộ…để nâng tôn nền cao hơn, tránh xảy ra tình trạng tương tự.
Ông Trường Xuân Cừ, Ủy viên Ủy ban xã hội của Quốc hội cho biết: Đường cao tốc, đường trọng điểm thì chúng ta cũng cần tính toán cái việc nâng cấp cái độ cao của con đường lên để tránh bị ngập lụt. Bởi như chúng ta đã biết là ngập lụt mà chúng ta vẫn vận hành thì cái hỏng hóc của con đường, cái tác hại của nó rất lớn thì nếu như chúng ta làm con đường ngay từ đầu với tốc độ cao hơn thì vấn đề lưu thông nó vẫn đảm bảo và toàn của con đường, tuổi thọ sẽ cao hơn.
Cầu Phong Châu được khai thác từ năm 1955, được xây dựng theo công nghệ cũ và có tuổi thọ lâu đời. Nước lũ lịch sử đã kéo đổ trụ T7 làm sập nhịp chính cầu Phong Châu. Theo các chuyên gia: qua sự việc đau lòng này bài toán đang đặt ra là tính cấp bách cho việc rà soát toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các cầu vượt sông hiện nay.
Với các công trình vượt sông được xây dựng từ nhiều năm trước thì xem xét tăng cường về khả năng kết cấu chịu lực hoặc xây dựng mới để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
TS. Đào Huy Hoàng, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết: Toàn bộ hệ thống cầu có lẽ cũng cần khảo sát để đánh giá xem là nó có chịu đựng được các trận lũ ở mực nước như thế nào, cường độ như thế nào của dòng chảy và mức nước dâng như thế nào. Thế thì chúng ta cũng cảnh báo cho tất cả người tham gia giao thông nếu mà trong trường hợp mà vấn đề mưa lũ mà nó xảy ra hoặc nước sông dâng lên ở mức nào đó thì chúng ta có thể tạm thời ngừng khai thác.
TS Khương Kim Tạo, Chuyên gia giao thông chia sẻ: Qua cái trận bão vừa rồi thì chúng ta mới có thể rút kinh nghiệm ra là trong quá trình xây dựng các quy chuẩn cũng như là các chương trình để chúng ta có thể sản xuất, xây dựng các công trình giao thông thì chúng ta phải lường trước được những cái nguy cơ rất là lớn ảnh hưởng đến công trình giao thông của chúng ta.Tôi nghĩ đây là bài học để chúng ta có thể rút ra được kinh nghiệm.
(ANTV) - Khởi tố cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 27 tỷ đồng; Bắt nhóm đối tượng giữ người trái pháp luật; Truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản; Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cố ý gây thương tích người khác; Lái xe phạm luật, còn tấn công người dùng điện thoại ghi hình - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Ngành du lịch Greenland đang kỳ vọng vào sự bùng nổ trong năm nay sau khi chuyến bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Nuuk đến Mỹ được mở ra. Hòn đảo Bắc Cực này hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách du lịch, từ ngắm chim, ngắm cá voi cho đến các chuyến du thuyền có hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ các nhà chức trách mà người dân địa phương cũng kỳ vọng việc phát triển du lịch sẽ mang đến nhiều tiềm năng kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID để xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã chia sẻ thông tin chụp lại căn cước đã được cập nhật theo tiêu chuẩn mới và tên địa phương mới sau quá trình sáp nhập tỉnh như một cách “bắt trend” và thể hiện sự hào hứng.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức bước vào thế giới kinh doanh mùi hương khi ra mắt dòng nước hoa mang tên ông, với mức giá hàng trăm USD cho một chai 98ml.
(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết, do thời tiết nắng nóng phức tạp, từ tháng 7, lực lượng cảnh sát hoặc nhân viên chuyên trách bảo vệ những nhân vật quan trọng sẽ được phép mặc trang phục thoáng như áo ngắn tay, thay vì phải mặc vest.
(ANTV) - Ông Daniel Gutierrez, thị trưởng thị trấn San Pedro Huamelula vừa tổ chức lễ cưới với con cá sấu được coi là hóa thân của công chúa, trong nghi lễ cầu may của thị trấn này.
(ANTV) - Nhắc đến cụm từ “Dự án chậm tiến độ” thì ngay tại TP Hà Nội có không ít những công trình giao thông đang trong tình cảnh “Xây mãi không xong”. Những tuyến đường chậm ở mức độ và thời gian khác nhau. Chậm 5 năm, 10 năm và thậm chí là gần 2 thập kỷ. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thì chưa thể đánh giá cụ thể. Thế nhưng, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề đi lại.
(ANTV) - Công an xã Núi Thành, TP. Đà Nẵng vừa bắt giữ nhóm 6 thanh thiếu niên về hành vi “Cố ý gây thương tích”, khiến một nam sinh 16 tuổi bị thương nặng.
(ANTV) - Với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội, các hình thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng tinh vi, với các chiêu trò liên tục được làm mới. Thậm chí có nhiều nạn nhân còn sập bẫy lừa đảo đến 2 lần, vì tin vào chiêu trò “hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo”. Khi người dân đang hoang mang, sốt ruột vì mất tiền, chiếc bẫy thứ 2 này được giăng ra và rất dễ dàng khiến “cá mắc câu”.
(ANTV) - Sốt xuất huyết vốn là căn bệnh truyền nhiễm quen thuộc tại nước ta, những năm gần đây, bệnh không còn mang tính mùa vụ rõ rệt mà xuất hiện quanh năm, lan rộng về địa lý và ghi nhận những diễn biến bất thường. Vậy sốt xuất huyết năm nay có gì khác biệt? Vì sao căn bệnh này lại có thể trở nặng nhanh chóng và gây biến chứng nguy hiểm?