(ANTV) - Theo quy định mới của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 1/1/2025, sẽ trừ điểm trên giấy phép lái xe của người vi phạm. Với thang 12 điểm, mỗi lần lái xe vi phạm luật, số điểm này sẽ bị trừ tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Điểm trừ sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết. Trường hợp giấy phép lái xe khi bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó. PV Như Quỳnh có cuộc trao đổi với Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an.
PV: Thưa Thượng tá, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự ATGT đường bộ, trong đó có quy định về điểm và điểm trừ trên GPLX. Vậy quy định này sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào?
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Việc cụ thể hóa quy định trừ điểm GPLX được quy định tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, có căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm để quy định cụ thể số điểm trừ của GPLX. Cụ thể, có 189 hành vi và nhóm hành vi bị trừ điểm GPLX đang được dự thảo. Những hành vi vi phạm bị trừ điểm sẽ không áp dụng hình thức xử phạt hoặc tước quyền GPLX.
PV: Việc trừ điểm GPLX đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xin Thượng tá cho biết Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm từ các nước như thế nào?
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc về quy định trừ điểm GPLX. Đối với người lái xe khi có hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, các quốc gia này đều quy định trừ điểm GPLX để quản lý việc chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện. Quy định trừ điểm GPLX trong Luật An toàn giao thông đường bộ và dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam sẽ phù hợp với điều kiện thực tiễn giao thông của nước ta.
PV: Quy trình trừ điểm trên GPLX được thực hiện như thế nào, thưa Thượng tá?
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Cơ chế trừ điểm GPLX đối với những hành vi vi phạm sẽ được thực hiện khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Tổng số điểm của mỗi GPLX là 12 điểm, và số điểm trừ mỗi lần vi phạm sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Mức điểm trừ nhiều nhất đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng là 12 điểm, và điểm trừ ít nhất là 2 điểm.
Khi bị trừ điểm GPLX, người có thẩm quyền sẽ thông báo cho người vi phạm biết. Việc thông báo trừ điểm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng hình thức điện tử nếu đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin, và trạng thái trừ điểm sẽ được cập nhật trên cơ sở dữ liệu tài khoản định danh điện tử theo quy định.
PV: Vậy khi bị trừ hết 12 điểm, người điều khiển phương tiện sẽ phải làm gì để lấy lại điểm trên GPLX?
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh: Nếu người điều khiển phương tiện bị trừ hết điểm trong một năm, họ sẽ không được phép điều khiển phương tiện theo loại GPLX đã đăng ký. Sau ít nhất 6 tháng, người lái xe có thể tham gia khóa kiểm tra kiến thức về Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ, do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức. Nếu đạt yêu cầu, họ sẽ được phục hồi đầy đủ điểm. Người dân có thể đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật tại bất kỳ Phòng Cảnh sát giao thông nào trên toàn quốc. Khi GPLX chưa bị trừ hết điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất, nếu người lái xe không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ với hành vi có quy định trừ điểm, thì sẽ không bị trừ điểm và được phục hồi đủ 12 điểm.
PV: Việc áp dụng cơ chế trừ điểm này tác động như thế nào đối với người điều khiển phương tiện?
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh:Việc áp dụng trừ điểm và phục hồi điểm GPLX vừa có tính răn đe, vừa có tính giáo dục, nhằm động viên việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Mỗi lần bị trừ điểm sẽ như một “tiếng chuông” cảnh báo, giúp người lái xe nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Người vi phạm nghiêm trọng về pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ bị trừ điểm GPLX trong thời hạn 12 tháng. Khi chưa bị trừ hết điểm, người lái xe vẫn được phục hồi đủ 12 điểm và tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Điều này đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việt Nam và quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp.
PV: Cảm ơn Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh!./.
(ANTV) - Sự kiện một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận bị lực lượng công an triệt phá, rồi sữa giả xuất hiện trong hệ thống cung cấp sữa của một số bệnh viện đầu ngành bị phát hiện gần đây đang khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua những vụ việc này đã bộc lộ không ít bất cập trong việc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được quyền “tự công bố chất lượng sản phẩm”.
(ANTV) - Từ ngày 01/3/2025, Công an tỉnh Lâm Đồng chính thức đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn mới, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kiện toàn tổ chức, nâng cao yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự. Phóng viên Phát thanh Công an nhân dân có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Hồng Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh về nội dung này.
(ANTV) - Công an tỉnh Lâm Đồng đã chính thức tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, an toàn hàng không dân dụng, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa ngõ hàng không lớn nhất của tỉnh.
(ANTV) - Thực hiện Đề án 25 và Kế hoạch 282 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức sắp xếp bộ máy, điều động lực lượng về cơ sở. Việc đưa công an chính quy về xã đã phát huy hiệu quả trong bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ bình yên thôn bản.
(ANTV) - Những ngày gần đây, sự kiện cơ quan công an triệt phá một đường dây sản xuất sữa bột giả với 573 nhãn hiệu sữa bột hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến dư luận lo lắng về chất lượng thực phẩm, bày tỏ lo ngại về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự đồng hành của Luật sư Phạm Văn Thảo- GĐ Công ty Luật Hưng Thịnh Việt Nam chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này.
(ANTV) - Luật Đất đai 2024 luật gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Bộ luật được đánh giá có nhiều điểm mới quan trọng về chính sách quản lý đất đai, thu hồi, trưng dụng đất để thực hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
(ANTV) - Nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ Công an phát động Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Công an nhân dân - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
(ANTV) - Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài gia tăng hoạt động tại Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự.
(ANTV) - Quy trình đăng ký xe tại Công an xã Hà Hồi không chỉ được triển khai bài bản mà còn được thiết kế với mục tiêu rõ ràng: rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu thủ tục rườm rà và đặt trải nghiệm của người dân làm trung tâm.
(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.