Thứ Sáu, 20/09/2024 07:07 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

BT

(ANTV) - “Với hơn 23.000 biển số đấu giá thành công, đã có 2.175 tỉ đồng được thu nộp về ngân sách nhà nước” Đây là thông tin được đăng tải trên báo CAND.

Đấu giá biển số ô tô thu về ngân sách 2.175 tỉ đồng

Báo CAND: Cục CSGT cho biết, tính đến ngày 23/5, trải qua 140 ngày tổ chức đấu giá biển số xe ô tô, Bộ Công an đã đưa ra đấu giá 691.272 biển số, trong đó 24.064 biển số được khách hàng đăng ký đấu giá và đấu giá thành công 23.940 biển số. Tổng giá trị biển số đấu giá thành công là 2.696 tỉ đồng, trong đó đã thu 2.175 tỉ đồng nộp nhân sách Nhà nước.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, Bộ Công an đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số xe ô tô phiên đấu giá thứ 4 với tổng số 339.780 biển số. Trong đó, TP Hà Nội có 60.230 biển số, TP Hồ Chí Minh 34.520 biển số, Nghệ An và Thanh Hóa mỗi địa phương hơn 12.000 biển, TP Hải Phòng 10.720 biển số… Cũng như trước đây, các cuộc đấu giá biển số xe ô tô vẫn diễn ra theo hình thức trực tuyến, phương thức đấu giá là trả giá lên.

Việt Nam kêu gọi bảo đảm hài hòa lợi ích các nước ven sông Mekong

Báo Tiền Phong: Các chuyên gia quốc tế cho rằng các đập thủy điện trên sông Mekong đang gây nguy cơ cạn kiệt dòng chảy, giảm trầm tích chảy xuống hạ lưu, là một trong những nguyên nhân gây hạn mặn ngày càng nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều (23/5), Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết quan điểm của Việt Nam về vấn đề này. 

Ông Đoàn Khắc Việt cho biết, Mekong là dòng sông chung xuyên biên giới và chảy qua nhiều quốc gia. Là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến những tác động xuyên biên giới và khả năng tích nước của các công trình thủy điện trên dòng sông này. việc phát triển và vận hành các công trình thủy điện trên sông Mekong cần bảo đảm không gây tác động tiêu cực, bao gồm tác động xuyên biên giới, đến môi trường và phát triển kinh tế xã hội, đời sống kinh tế xã hội của các nước ở lưu vực, nhất là các nước ở hạ nguồn; phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước liên quan tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa bảo đảm hài hoà lợi ích của các nước, vừa không có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân sinh sống trong khu vực.

Giá điện cần phù hợp khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp

Báo Kinh tế & Đô thị: số ra ngày hôm nay đăng tải bài viết có nhan đề “Giá điện cần phù hợp khả năng chi trả của người dân, doanh nghiệp”.

Nội dung bài viết đề cập đến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, trình ban hành các nghị định liên quan mua bán điện trực tiếp; khuyến khích điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu; cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên trên cơ sở lắng nghe ý kiến các bên liên quan để chính sách đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, không phátsinh các vấn đề phức tạp. Thủ tướng cũng lưu ý phân phối điện phù hợp, hiệu quả, cân đối giữa các vùng miền. Giá điện cần phù hợp khả năng chi trả của người dân, DN, khả năng của nền kinh tế và khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực cần ưu tiên, huy động nguồn lực xã hội.

Chuyển đổi đồng bộ nền kinh tế, cải thiện năng suất lao động

Báo Lao Động: Trên trang nhất báo Lao Động số ra ngày hôm nay đăng tải bài viết có nhan đề “ Chuyển đổi đồng bộ nền kinh tế, cải thiện năng suất lao động”

Trước thực trạng năng suất lao động ( NSLĐ) của Việt Nam còn thấp, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động 5 bên lề kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV nhiều Địa biểu Quốc hội cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ, tổng thể. Trong đó, cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Các trường nghề cần đẩy mạnh chất lượng đào tạo; tăng cường chất lượng công tác liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo công nhân lành nghề, nâng cao kỹ năng, năng lực của chính công nhân lao động. Song song, cần có giải pháp nâng cao trình độ quản trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, cắt giảm những chi phí, những khâu trung gian không cần thiết, từ đó tăng giá trị sản phẩm làm ra. Một khi làm tốt được công tác này sẽ giảm số người làm việc nhưng hiệu quả, NSLĐ sẽ tăng lên.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm