(ANTV) - Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công; Nhiều chính sách vượt trội với hộ, cá nhân kinh doanh; Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng; Xử lý trụ sở, tài sản dôi dư sau sáp nhập: Bộ Tài chính lên tiếng - là những thông tin nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay
1. Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công
Tại phiên thảo luận góp ý Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu đã đề xuất các giải pháp nhằm tinh gọn, hiệu quả bộ máy. Thông tin trên Báo Điện tử Chính phủ.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số, diện tích và không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công riêng lẻ. Thay vào đó, nên tổ chức Trung tâm hành chính công liên khu vực do UBND tỉnh quản lý để tránh lãng phí.
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) đề xuất quy định rõ hơn trách nhiệm của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong điều hành, đồng thời rà soát hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo phân cấp, ủy quyền hiệu quả.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) đề nghị bổ sung nguồn lực cho mô hình chính quyền hai cấp, tăng ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách khi thôi việc bằng chế độ trợ cấp và đào tạo chuyển nghề.
2. Nhiều chính sách vượt trội với hộ, cá nhân kinh doanh
Theo Báo CAND, Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân có nhiều nội dung vượt trội, nhất là với hộ, cá nhân kinh doanh.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) ủng hộ chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm trong điều kiện kinh doanh để giảm chi phí, khuyến khích khởi nghiệp. Tuy nhiên, bà cảnh báo nếu thiếu cơ chế hậu kiểm hiệu quả sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp “ma” trục lợi. Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà (Đoàn Lào Cai) đề xuất chính sách đất đai cần đồng bộ với quy hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, sáng tạo; đẩy mạnh công khai thông tin, số hóa và điều phối liên ngành. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự thảo nhằm thể chế hóa Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, đảm bảo phân cấp, minh bạch, giảm thanh kiểm tra nhưng vẫn giữ vững hiệu lực quản lý nhà nước.
3. Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng
Liên quan chính sách tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, báo Tuổi Trẻ phản ánh ý kiến của nhiều đại biểu về việc “Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng”.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (tỉnh Trà Vinh) cho rằng quy định mỗi doanh nghiệp chỉ bị thanh tra, kiểm tra không quá một lần/năm (trừ khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng) là đúng chủ trương. Tuy nhiên, cần thiết kế pháp lý chặt chẽ và phối hợp liên ngành để ngăn việc doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở. Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) kiến nghị không yêu cầu doanh nghiệp nộp lại giấy tờ mà cơ quan nhà nước đã cấp, đã công bố hoặc có trên hệ thống dữ liệu điện tử. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp viện dẫn các kết luận tương tự để bảo vệ quyền lợi, tránh việc xử lý tùy tiện. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc lưu ý, quy định kiểm tra một lần/năm có thể không phù hợp với một số lĩnh vực nhạy cảm như an toàn thực phẩm, cháy nổ... và cần để Chính phủ linh hoạt quy định theo ngành.
4. Xử lý trụ sở, tài sản dôi dư sau sáp nhập: Bộ Tài chính lên tiếng
Theo báo Tiền Phong, Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn bổ sung về quản lý, xử lý tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính.
Các tài sản công như trụ sở, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước sẽ được bàn giao, tiếp nhận rõ ràng, tránh thất thoát, lãng phí. Tài sản dôi dư sẽ được cấp hành chính mới kế thừa, trường hợp liên quan nhiều địa bàn do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Với tài sản do cơ quan trung ương quản lý nhưng không còn sau sắp xếp, Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền sẽ giao lại cho đơn vị phù hợp. Cục trưởng Cục Quản lý công sản Nguyễn Tân Thịnh cho biết, cả nước hiện có hơn 11.000 cơ sở nhà đất sử dụng kém hiệu quả, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa. Việc xử lý cần thời gian và gắn với quy hoạch, đầu tư công và nhiệm vụ mới sau sáp nhập.
(ANTV) - Tại Amsterdam, Hà Lan, hàng trăm các tập đoàn sữa lớn nhất trên thế giới đã hội tụ tại hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18. Trong 2 ngày diễn ra hội nghị đã có hàng chục tham luận và các tọa đàm chuyên sâu bàn về tương lai của ngành sữa. Công nghệ - đổi mới - phát triển bền vững là 3 từ khóa được nhắc nhiều nhất ở hội nghị năm nay.
(ANTV) - Đợt mưa lớn tại miền Bắc dự báo kéo dài nhiều ngày. Từ trưa ngày 20/6, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa lớn trên diện rộng, nước ở các con sông dâng cao, nhiều khu vực trũng thấp đã bị ngập úng, một số điểm có nguy cơ sạt lở. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng công an, quân đội và dân quân tự vệ đã được huy động, ứng trực 24/24 giờ tại các điểm trọng yếu. Cộng đồng mạng cùng dõi theo và chia sẻ nhiều hình ảnh xúc động về tinh thần vì nhân dân phục vụ của các cán bộ chiến sĩ.
(ANTV) - Hà Lan vừa chính thức bàn giao 119 hiện vật bị cướp phá cho Nigeria, bao gồm các tượng người, tượng động vật, phù điêu, vương miện hoàng gia và một chiếc chuông cổ.
(ANTV) - Hàng nghìn người dân Bolivia đã lên núi và các điểm ngắm cảnh để đón ánh mặt trời đầu tiên, đánh dấu lễ hội Năm Mới Andean của vùng Andes. Lễ hội truyền thống này có nguồn gốc từ các nền văn minh tiền Tây Ban Nha và trùng với ngày đông chí ở bán cầu Nam.
(ANTV) - Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành từ ngày 1/7, nghĩa là chỉ còn hơn 1 tuần nữa. Cùng với việc bố trí sắp xếp con người, thời điểm này, một bài toán cấp bách khác là sắp xếp, sử dụng hiệu quả trụ sở dôi dư, nhất là trụ sở trên đất vàng.
(ANTV) - Từ tối ngày 20-21/6, trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh đã có mưa to đến rất to, riêng Thái Nguyên mưa từ 150-250mm, một số trạm quan trắc được lượng mưa rất lớn như Gia Bảy (Thái Nguyên) 312mm, Cúc Đường (Thái Nguyên) 305mm. Mưa lớn gây ngập lụt cục bộ tại nhiều địa phương. 2 người chết do lũ cuốn và sạt lở đất, nhiều nhà cửa, diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do ngập lụt.
(ANTV) - Mở rộng chuyên án ma túy cần sa trên không gian mạng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt giữ tổng số 26 đối tượng trong đường dây mua bán, tiêu thụ đặc biệt lớn.
(ANTV) - Đã bước vào kỳ nghỉ hè, học sinh không phải đến trường, đây được coi là thời điểm vi phạm pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên, học sinh sẽ có những diễn biến phức tạp. Lực lượng CAND trên cả nước liên tục phát hiện các nhóm thanh thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông, gây rối TTCC thậm chí là gây ra những vụ án về ANTT. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng thì mỗi gia đình, bản thân mỗi thanh thiếu niên cũng cần nâng cao ý thức, hạn chế thấp nhất các nguy cơ phát sinh tội phạm.
(ANTV) - Trước diễn biến phức tạp của mưa lớn kéo dài, gây ngập sâu trên diện rộng, làm thiệt hại nhiều hoa màu, tài sản của người dân, lực lượng công an đã nhanh chóng triển khai lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu.
(ANTV) - Liên quan đến xung đột tại Trung Đông, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Israel, Iran và các khu vực lân cận theo dõi sát tình hình, kích hoạt các kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp, bảo đảm an ninh, an toàn cho công dân cũng như trụ sở các cơ quan đại diện Việt Nam tại địa bàn.