(ANTV) - Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Indonesia là một trong những nước có tỷ lệ tảo hôn cao nhất thế giới. Thực tế này đang gây ra nhiều lo ngại đối với tương lai của trẻ em gái tại đất nước vạn đảo, khi những trường hợp tảo hôn trước đó cho thấy nhiều ví dụ đáng buồn. Nhiều phụ nữ tảo hôn phải sống trong cảnh nghèo đói hay trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình, mất đi cơ hội học tập và phát triển bản thân. Dù chính phủ Indonesia đã có những thay đổi về mặt chính sách nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhưng những khó khăn kinh tế sau đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục đẩy nhiều trẻ em gái trẻ em vào tình cảnh phải kết hôn sớm.
Azizah Atika kết hôn cách đây hai năm khi chỉ mới vừa tròn 16 tuổi, vẫn còn là một học sinh trung học. Cuộc sống của thiếu nữ này đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi phát hiện ra mình mang bầu khi còn đi học. Tình huống này khiến Atika không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết hôn, do sự kỳ thị liên quan tới vấn đề phá thai ở Indonesia.
Chị AZIZAH ATIKA, Người dân Indonesia cho biết: “Tôi không có lựa chọn nào khác. Nếu được quyết định, tôi sẽ tập trung vào bản thân, việc học hành và vui chơi với bạn bè, nhưng tôi không thể. Bây giờ tôi phải nghĩ đến con mình. Nay tôi có những ưu tiên khác”.
Kết hôn ở tuổi vị thành niên, chưa nhận được sự giáo dục đầy đủ, thiếu kinh nghiệm sống khiến cuộc sống của nhiều phụ nữ tảo hôn triền miên trong cảnh nghèo đói.
Câu chuyện của Atika có lẽ không phải là duy nhất. Putri Maulani, một cô gái Indonesia khác, cũng phải bỏ học ở tuổi 16 để kết hôn.
Chị PUTRI MAULANI, Người dân Indonesia chia sẻ: “Ước mơ của tôi lúc đó là xây dựng sự nghiệp cho bản thân, nhưng bạn trai tôi muốn tôi kết hôn. Anh ấy nói rằng chúng tôi đã sẵn sàng, vì vậy việc học của tôi lại lùi lại một bước”.
Dẫu vậy Maulani sau đó nhận ra rằng, mọi trẻ em đều xứng đáng được trao cơ hội được giáo dục, được khám phá cũng như theo đuổi các mục tiêu của bản thân.
Năm 2019, chính phủ Indonesia đã sửa đổi Luật Hôn nhân, nâng độ tuổi kết hôn tối thiểu lên 19 tuổi ở cả hai giới. Tuy nhiên, chính sách này chưa kịp giúp nhiều trẻ em gái thoát khỏi cảnh tảo hôn thì đại dịch Covid-19 ập tới.
Những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch đối với xã hội như hoạt động sản xuất giảm khiến tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều gia đình không thể xoay xở duy trì cuộc sống nên quyết định cho con gái còn ở tuổi vị thành niên đi lấy chồng.
Abby Gina Moang, chuyên gia nghiên cứu về giới của Tạp chí Phụ nữ Indonesia cho biết, nghèo đói, quan niệm về danh dự gia đình, các tiêu chuẩn xã hội, phong tục và luật tôn giáo là những yếu tố đẩy nhiều bé gái vào tình cảnh tảo hôn.
Bà ABBY GINA MOANG,, Chuyên gia nghiên cứu về giới của Tạp chí Phụ nữ Indonesia cho biết: “Tảo hôn chủ yếu là do nghèo đói. Ở nhiều khu vực thành thị và ngoại ô, làng mạc, đây là lý do chính. Đôi khi mục đích là để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình cô dâu, không ít người cho rằng việc kết hôn sẽ mở ra cuộc sống mới. Một khía cạnh khác nữa, một phần là do thiếu giáo dục giới tính trong trường học. Chính phủ nên giáo dục cho những người trẻ tuổi về nguy cơ của hành vi tình dục trước hôn nhân”.
Nhiều Chính phủ, trong đó có Indonesia đang được kêu gọi cung cấp các chương trình hỗ trợ cho trẻ em gái, bao gồm tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và đào tạo việc làm nhằm chống lại nạn tảo hôn. Dù luật pháp và các chính sách là rất cần thiết trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn, song mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng trước tiên cũng rất cần thay đổi quan điểm về việc chấp nhận hôn nhân ở trẻ em.
(ANTV) - Chiều ngày 21/11, với 426/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều điểm quy định mới. Trong đó tới đây kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện tử hay còn gọi là bán thuốc online sẽ chính thức được thực thi.
(ANTV) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ em, vì vậy việc bảo đảm an tòan, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
(ANTV) - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã xây dựng dự thảo vùng phát thải thấp tại Thủ đô nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024. Trong đó, một trong những định nghĩa mới đã được công bố khiến nhiều người dân quan tâm đó là “vùng phát thải thấp” là khu vực giới hạn trong thành phố, nơi hiện đang có mức độ ô nhiễm không khí cao.
(ANTV) - Ngày 22/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc (Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM).
(ANTV) - Vào đêm 21/11, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an TP Hà Nội đã giải cứu an toàn 2 người bị mắc kẹt trong đám cháy tại nhà dân tại tổ 12 phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
(ANTV) - Sau khoảng 12 giờ tích cực điều tra, truy xét, Công an phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng đã bắt giữ nghi phạm cướp giật điện thoại của một cô gái trong đêm khuya là Nguyễn Năm (31 tuổi, trú huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
(ANTV) - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
(ANTV) - Đối tượng cướp tài sản trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc bắt giữ sau 2 tuần gây án.
(ANTV) - Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường vào ban đêm. Công an thành phố Cẩm Phả đã nhanh chóng truy xét và bắt giữ nhóm đối tượng.
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.