Thứ Sáu, 11/07/2025 11:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Mỹ có nguy cơ đối mặt khủng hoảng nợ sinh viên

(ANTV) - Ngày 20/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ, gây ra tâm lý bất ổn cho những người đang nắm giữ nợ của sinh viên và đặt ra câu hỏi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Theo thư ký báo chí của Tổng thống Trump, các chức năng quan trọng của bộ sẽ vẫn được duy trì, những đơn vị còn lại của bộ bị giải thể sẽ tiếp tục quản lý nợ của sinh viên.

Trước đó, khi tuyên bố cắt giảm 50% nhân sự vào đầu tháng này, Bộ Giáo dục Mỹ cũng cho biết sẽ "tiếp tục thực hiện tất cả các chương trình theo luật định thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, bao gồm cả các khoản tài vay và tài trợ cho sinh viên...

Theo khảo sát, cứ 4 người trưởng thành ở Mỹ dưới 40 tuổi thì có 1 người mắc nợ sinh viên. Nợ trung bình dao động từ 20.000 đến 25.000 USD, với nợ trung bình sau đại học gấp đôi con số đó. Những sinh viên tốt nghiệp từ 25-29 tuổi đang gặp khó khăn về tài chính hơn những sinh viên tốt nghiệp lớn tuổi.

Châu Á chịu tác động nặng nề nhất do tan băng toàn cầu

Trong 30 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo lần đầu tiên tụ họp để thảo luận về việc hạn chế biến đổi khí hậu theo khuôn khổ của Liên hợp quốc, Trái đất đã mất hơn 14 nghìn tỷ tấn băng từ các sông băng và tảng băng ở vùng núi. Theo ước tính của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới nhân Ngày Sông băng Thế giới đầu tiên 21/3, kể từ năm 1975 đến nay, Trái đất đã mất 9.000 tỷ tấn băng từ các dãy núi - tương đương với một khối băng dày 25 mét có diện tích bằng nước Đức.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), khu vực châu Á, nơi có dãy Hindu Kush Himalaya và cao nguyên Tây Tạng, đang phải đối mặt với mối đe dọa kép từ biến đổi khí hậu. Không chỉ chịu tác động của mực nước biển dâng tại các trung tâm kinh tế lớn như Hong Kong, Thượng Hải, Bangkok và Mumbai, khu vực này còn đối diện với nguy cơ băng tan nhanh chóng, làm mất đi lớp tuyết quan trọng trên các dãy núi.

Mặc dù các dãy núi khác trên thế giới cũng đang mất trữ lượng băng với tốc độ đáng báo động – dãy Alps đã mất 39% khối lượng sông băng trong thế kỷ này, dãy Rocky ở Canada mất 1/4 và dãy Caucasus mất hơn 1/3 – nhưng tác động của sự tan băng ở châu Á có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Nguyên nhân chính là do khu vực này có mật độ dân số lớn và nhiều hoạt động kinh tế phụ thuộc vào nguồn nước từ băng tuyết.

Ông Michael Zemp, Giám đốc Dịch vụ Giám sát Sông băng Thế giới, cho biết trong năm 2024, thế giới đã mất khoảng 450 tỷ tấn băng do hiện tượng băng tan toàn cầu. Tính từ năm 1975 đến nay, tổng lượng băng đã mất lên đến 9.000 tỷ tấn. Điều này đồng nghĩa với việc mực nước biển có thể dâng cao hơn 1mm mỗi năm, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cũng ảnh hưởng đáng kể đến lớp tuyết phủ trên các dãy núi. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều khu vực đã mất trung bình 15 ngày tuyết phủ mỗi năm. Tuyết tan theo mùa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho các hệ thống thủy lợi, thủy điện và sinh hoạt. Trong ngắn hạn, tình trạng này có thể dẫn đến gia tăng các trận lũ lụt. Trong trung hạn, khi lượng băng và tuyết tiếp tục suy giảm, các nguồn nước quan trọng sẽ dần cạn kiệt, đặc biệt là từ giữa thế kỷ này trở đi.

Theo Trung tâm Phát triển Núi Tích hợp Quốc tế, hầu hết các con sông băng trong khu vực dự kiến sẽ đạt đỉnh tan chảy vào năm 2050. Mặc dù băng tuyết ở dãy Himalaya được đánh giá là có khả năng chống chịu với sự nóng lên của Trái đất lâu hơn so với nhiều nơi khác, nhưng ngay cả tại đây, 1/5 khối lượng sông băng cũng đã biến mất trong thế kỷ này. Điều này đặt ra những thách thức lớn về tài nguyên nước và môi trường trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Khẩn trương triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước

Khẩn trương triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước

Kinh tế 11/07/2025

(ANTV) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu khẩn trương triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh. Các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thiện nội dung đề cương, thiết kế không gian trưng bày và gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 10/7 để tổng hợp và phối hợp tổ chức.

450 CBCS Công an Thanh Hóa hiến máu tình nguyện

450 CBCS Công an Thanh Hóa hiến máu tình nguyện

Xã hội 11/07/2025

(ANTV) - Hưởng ứng Chương trình “Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt” lần thứ XIII năm 2025, sáng 10/7, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động “Ngày hội hiến máu - Giọt hồng xứ Thanh”.

Công an xã Liên Hòa nhanh chóng vận hành bộ máy mới

Công an xã Liên Hòa nhanh chóng vận hành bộ máy mới

Xã hội 11/07/2025

(ANTV) - Xã Liên Hòa, tỉnh Phú Thọ được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 xã Liên Hòa, Bàn Giản và thị trấn Hoa Sơn thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (cũ). Ngay sau khi kiện toàn tổ chức, lực lượng Công an xã Liên Hòa đã nhanh chóng vận hành bộ máy mới hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn sáp nhập, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố niềm tin của nhân dân đối với lực lượng Công an.

Hiểu đúng về hoạt động giáo dục trải nghiệm?

Hiểu đúng về hoạt động giáo dục trải nghiệm?

Xã hội 11/07/2025

(ANTV) - Học tập trải nghiệm đang trở thành xu hướng được nhiều trường học, phụ huynh và học sinh tích cực hưởng ứng. Không chỉ đơn thuần là những chuyến đi dã ngoại, đây là một phương pháp giáo dục hiện đại, được các chuyên gia giáo dục trên thế giới đánh giá cao về tính thực tiễn và hiệu quả. Tuy nhiên, để hoạt động này thực sự mang lại giá trị, thì cần có nhận thức đúng và cách triển khai bài bản.

Tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay

Điểm tin 11/07/2025

(ANTV) -Phấn đấu từ 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm; Luật Thuế thu nhập cá nhân (Sửa Đổi): Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết; Chuẩn hóa năng lực bác sĩ trước khi cấp phép hành nghề ... là Tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay (11/7).

Xem thêm